Tả cái cối nước giã gạo của đồng bào miền núi

Đề bài: Tả cái cối nước của đồng bào miền núi, qua tranh vẽ hoặc qua lời kể của anh chiến sĩ biên phòng mà em biết.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,
Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Đó là hai câu thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu. Người cán bộ kháng chiến thời chống Pháp có bao giờ quên được tiếng mõ trâu lúc rừng chiều, tiếng chày cối nước giã gạo giữa đêm khuya, giữa chiến khu. Ai đã từng nhìn thấy cái cối nước đồng bào các dân tộc trên Tây Bắc, Việt Bắc?

Cái cối giã gạo nước thường làm bằng gỗ nghiến, gỗ lim. Ở những nơi không có lim, nghiến, thường người ta tìm những loại cây chịu được nước để làm cối. Trông từ xa, cối nước giông hệt như một con chuồn chuồn ngô khổng lồ. Đến gần, ngắm nghía kĩ, ta thấy cần cối rất dài, thẳng đuỗn, được bắc lên một cây ngáng. Đầu cối to khoét máng. Thành máng đứng thẳng ba mặt. Mặt ngoài vát như đầu thuyền, để cối đổ nước được dễ dàng. Phần cần cối, dài gấp bốn năm lần máng, đánh thót lại. Người tạ có thể đánh tròn như cột nhà hay đánh thành tám cạnh, tùy sở thích từng nhà chủ.

Cái chày cối nước ngấn ngủn, tra kĩ, nêm chặt đuôi cối. Cối nước đặt trên bờ, thường được chôn kĩ xuống đấu chỉ để hở miệng tí chút.
Người ta bắc máng cho nước trên thác đổ xuống máng cối. Máng cối đầy nước, cối tự động nhao mình xuống chân thác để đổ hết nước trong máng. Đầu cối nhẹ bổng, hất mình lên.
Suốt ngày đêm nước máng tuôn ào ạt, trắng xóa, đổ ù ù xu ông máng cối. Cối nước gật gù, tạo nên những nhịp chày chầm chậm, không biết mệt mỏi.

Đổ đấu gạo đã xay vào cối nước, sau một đêm đem về sàng sẩy… Cám mịn như bống, gạo trắng lóa mắt. Cơm trắng, cơm dẻo là nhờ cái cối nước cần mẫn giã gạo. Ai mà chẳng thích, chẳng yêu cái cối nước ở miền núi, nhất là các bà, các chị.

Thảo luận cho bài: Tả cái cối nước giã gạo của đồng bào miền núi