Soạn bài Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài (mẫu 1)

Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài (mẫu 1)

Mời các bạn tham khảo thêm:

Ôn tập bài thơ Đất Nước – Nguyễn Đình Thi

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
– Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sau Cách mạng tháng Tám, ông rất thành công với mảng đề tài viết về miền núi.
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi chống Pháp về đề tài miền núi. Truyện là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc của nhà văn (1952).
– Thông qua số phận của Mị và A Phủ, tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người và ngợi ca ý nghĩa nhân đạo của sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tối tăm và áp bức.
Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài (mẫu 1)

Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài (mẫu 1)

II. NỘI DUNG CHÍNH: 
Chú ý phân tích tác phẩm ở các khía cạnh sau:
1. Tác phẩm đã miêu tả được những thân phận tôi đòi, nô lệ dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi. 
a) Thông qua cuộc đời nhân vật Mị :
– Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: (bị bóc lột sức lao động thậm tệ; bị đánh đập, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào…)
– Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra thế giới bên ngoài qua một cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay”; Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…)
b) Thông qua cuộc đời A Phủ : 
– Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.
– Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử – con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.
– Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng và bỏ đói đến gần chết.
-> Thân phận con người không bằng con vật.
2. Tác phẩm miêu tả sức sống tiềm tàng và quá trình gíác ngộ cách mạng của người dân miền núi:
a) Qua nhân vật Mị :
– Dù bị áp chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn không hoàn toàn giá lạnh. Bên trong cái dáng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Tô Hoài vẫn nhận ra một sức sống tiềm tàng trong con người Mị mà khi có đủ điều kiện nó sẽ vùng lên để tìm lại cuộc sống đích thực cho mình.
Sức sống của nhân vật Mị được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm.
  + Trong lần định ăn nắm lá ngón tự tử : Mị định chết vì ý thức được cuộc sống tủi nhục, vô nghĩa của mình.
  + Trong đêm tình mùa xuân: Điều kiện có tác dụng trực tiếp cho việc biểu hiện sức sống của Mị là không gian của đêm tình mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo. Sức sống của Mị thể hiện trong cảm xúc, trong sự hồi tưởng và hành động. Sức sống tiềm tàng thể hiện ngay cả khi bị trói.
  + Trong đêm cởi trói cho A Phủ: Từ sự đồng cảm với A Phủ (khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ khi bị trói), Mị nhận ra gia đình thống lý Pá Tra độc ác thật, trói người cho đến chết và Mị đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ.
– Kết quả của sức sống tiềm tàng: Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn hỏi Hồng Ngài đến với cuộc sống tự do.
b) Qua nhân vật A Phủ:
Nếu như trong phần đầu nhà văn chú ý miêu tả Mị thì ở phần sau, khi hai người chạy thoát khỏi Hồng Ngài và nên vợ nên chồng, nhà văn lại quan tâm miêu tả quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ nhiều hơn.
– Thoát khỏi gông cùm của bọn phong kiến, A Phủ lại đối đầu với bọn thực dân. Dần dần, anh ý thức rõ hơn về mình và tội ác của thực dân Pháp. Từ căm thù thực dân, A Phủ đã đến với A Châu, đến với cách mạng bằng một tấm lòng thành thật, trong sáng…Và nhiều lúc chính anh là người nâng đỡ tinh thần cho Mị.
– A Phủ dã khẳng định bản thân mình bằng chính hành động đấu tranh cách mạng.

3. Cần chú ý so sánh tính cách và số phận của Mỵ và A Phủ.
a) Sự giống nhau:
– Về tính cách: Cả hai đều là những người lao động, có những phẩm chất tốt đẹp, cả hai đều còn trẻ.
– Về số phận:
  + Cả hai đều là những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột và cuối cùng, kẻ thì thành con dâu gạt nợ, kẻ thì thành đứa ở gạt nợ cho nhà thống lý Pa Tra.
  + Sau một thời gian bị vùi dập, cả hai đều an phận, chấp nhận cuộc sống tôi đòi. Nhưng cuối cùng, cả hai đều đi từ đấu tranh tự phát, tự giải phóng cho mình và cuối cùng đi đến đấu tranh tự giác.
b) Sự khác nhau:
– Về tính cách :
+ Mị là cô gái có tâm hồn nhạy cảm (nhắc lại những vấn đề về sự hồi sinh trong tâm hồn cô trong đêm xuân và việc cởi trói cho A Phủ.)
+ Phủ cứng cỏi, gan dạ, ngay thẳng (với A Phủ, tác giả chủ yếu miêu tả hành động hơn là biểu hiện nội tâm)
– Về số phận.
+ Mỵ tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi, thân phận thấp hơn cả con ngựa trong nhà thống lý Pátra .
+ A Phủ tiêu biểu cho người thanh niên nghèo miền núi, là công cụ lao động cho những kẻ bóc lột.
III. NGHỆ THUẬT :
– Thành công tiêu biểu là đã miêu tả một cách logic quá trình phát triển nội tâm của nhân vật, đặc biệt là tính cách nhân vật Mị.
– Là một cây bút có biệt tài trong việc tả cảnh vật, thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm sống động, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật.
– Sử dụng thành thạo lời nửa trực tiếp, đó là lôøi kể của tác giả nhưng người đọc vẫn cảm nhận như chính lời của nhân vật đang tự bộc lộ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”…, có nhiều chi tiết giàu chất thơ.
IV. KẾT LUẬN:
– Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc : Phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người. Giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ” gắn liền với đường lối cách mạng và chính sách dân tộc của Đảng : Giải phóng cho những người lao động bị áp bức bóc lột, đem đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
– Qua hai nhân vật Mỵ và A Phủ, tác phẩm cho thấy : Xã hội phong kiến miền núi dù có tàn bạo đến đâu cũng không giam hãm được khát vọng sống của con người.

Thảo luận cho bài: Soạn bài Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài (mẫu 1)