Soạn bài tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy
Soạn bài giá trị văn học lớp 12
( Trích Một góc nhìn của tri thức)
Phan Đình Diệu
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tư duy hệ thống là gì ?
Là quan điểm nhìn nhận vũ trụ như một toàn thể thống nhất không thể tách rời, trong đó tất cả các đơn vị cấu thàn và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều tác động qua lại với nhau, chúng không tồn tại độc lập mà liên thuộc hữu cơ với nhau trong cái toàn thể.
Để chứng minh lí thuyết, tác giả đưa ra hai dẫn chứng : độc lập, thống nhất là thuộc tính của đất nước chứ không thể là một bộ phận nào của đất nước đó, dân chủ, bình đẳng là thuộc tính của xã hội chứ không phải là thuộc tính của những con người riêng lẻ trong xã hội đó.
Câu 2. Tư duy cơ giới là gì ?
Là quan điểm phân tích bộ phận hiểu tổng thể, muốn hiểu cái toàn thể thì phải hiểu chi tiết từng thành phần và sử dụng rộng rãi logic hình thức và tất định luận trong khám phá các thành phần chi tiết của hệ thống.
Câu 3. Ưu và khuyết của hai loại tư duy.
– Tư duy cơ giới với quan điểm phân tích bộ phận để hiểu toàn thể đã giúp khoa học và công nghệ đạt được những thành tựu to lớn. Sang thế kỉ XX, khoa học gắn liền với tư duy cơ giới đã tỏ ra bất lực trong việc chiếm lĩnh, lí giải nhiều đối tượng phức tạp như cấu trúc với vật chất dưới mức nguyên tử, sự hình thành của vũ trụ, sự trỗi trụt thất thường của thị trường tài chính… nên tư duy cơ giới không còn giữ vị trí độc tôn. Tư duy hệ thống được ra đời để thay thế.
– Sử dụng tư duy hệ thống không chỉ dựa vào tri thức là đủ mà cần huy động thêm những tri thức có được qua trực cảm, kinh nghiệm, có khi bằng mơ mộng, tưởng tượng mới thấu nhập được bản chất sự vật mà nhiều khi phân tích lí trí tỏ ra bất lực.
Ví dụ : Niu-tơn phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn nhờ bất chợt bị quả táo rơi xuống đầu.
II. Luyện tâp
Vận dụng tư duy hệ thống trong việc khám phá văn học như thế nào ?
Trả lời
Văn học là hiện tượng sáng tạo đôi khi chứa đựng sự bí ẩn. Khi sáng tác, nhà văn có những giây phút rung động thăng hoa tuyệt diệu của tâm hồn nên người đọc nhiều khi không thể hiểu văn mà cần phải cảm văn. Hoàng Cầm nói rằng : Khi ông viết bài thơ Bên kia sông Đuống thì giống như đang có một người chị gái vô hình nào đó đọc cho ông viết, ông phải viết thật nhanh mới kịp nên trong bài thơ có nhiều câu lạ mà tư duy bình thường ít ai nghĩ đến : Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng. Do đó trong tác phẩm, có những vần thơ hay, ý đẹp được cảm nhận nhiều hơn là phân tích lí trí : Có thấy hồn lau nẻo bến bờ (Quang Dũng), có những câu văn được phát hiện bất chợt nhưng sống mãi với thời gian : Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn (Chế Lan Viên).
Sử dụng tư duy hệ thống giúp lí giải được vì sao phong trào Thơ mới mang tình điệu buồn. Nỗi buồn của cả thế hệ thanh niên mất nước không chỉ bộc lộ trong thơ ca mà trong cả hội họa, âm nhạc…