Soạn bài tự do của P.Ê-luy-a

Soạn bài tự do của P.Ê-luy-a

Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả: P.Ê-luy-a (1895 – 1952) là nhà thơ Pháp.

  • Tham gia nhiều hoạt động chính trị: chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít.
  • Từng tham gia trào lưu siêu thực – khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện ở Pháp khoảng năm 1922. Nghệ thuật siêu thực hướng tới hiện thực cao siêu, chỉ trực giác mới nắm bắt được; khai thác mối quan hệ giữa thực và mộng, vô thức và ý thức. Hình thức tác phẩm xáo trộn, không tuân theo lô gich thông thường.
  • P.Ê-luy-a viết hơn 60 thi phẩm nổi tiếng; tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn, trong đó dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét.

2. Tác phẩm

  • Bài thơ ra đời trong thời kì nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược; in trong tập Thơ ca và chân lí, 1942.
  • Tác phẩm được coi là “thánh ca” của thơ ca kháng chiến Pháp.
  • Bài thơ gồm 21 khổ thơ. Nguyên văn bài thơ không có vần không có dấu chấm câu.
Soạn bài tự do của P.Ê-luy-a

Soạn bài tự do của P.Ê-luy-a

II. Tìm hiểu bài văn

BT 1. Cảm nhận chung về bài thơ

Gợi ý

  • Bài thơ là một khúc ca bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do.
  • Được thể hiện bởi hình thức nghệ thuật đặc biệt với tầng lớp hình ảnh, từ ngữ lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.
  • Tự do – từ một đối tượng trừu tượng nhưng trong bài thơ đã được nhân hóa thành một nhân vật có linh hồn thực sự.

Kết cấu ý nghĩa trùng điệp trong bài thơ?

  • Nghệ thuật tạo câu trùng điệp: “Tôi viết tên em”…
    •  Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí.
    • Sự lặp lại nhiều lần như vậy thành một xác tín, một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.
    • Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do.

Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do.

BT 2. Anh/chị có suy nghĩ gì về cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên – trên”?

Gợi ý

  •  Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên – trên”.
    • Tạo nhạc điệu nốt nhấn cho bài thơ.
    • Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do.
  • Giới thiệu từ “trên” là giới từ báo hiệu trạng ngữ chỉ địa điểm:
    • Giới từ “trên” xuất hiện nhiều lần trải dài liên tiếp trong toàn bộ bài thơ.
    • Địa điểm mang tính cụ thể, hữu hình: trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan…
    • Địa điểm mang tính trừu tượng: thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm, các mùa, những mảnh trời trong xanh, những khoảnh khắc hừng đông…

Tự do không chỉ được gắn với những vật cụ thể đang hiện hữu mà hiện diện trong mọi không gian mà “tôi” chiếm lĩnh ngự trị. Nó hiện diện trong giấc mơ, trong trí tượng tượng, trong hồi ức và trong tất cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường.

  •  Giới từ “trên” chỉ thời gian (trên = khi, lúc):
    • Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian.
    • “Tôi” viết tên “em” khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão dông, khi bình yên…

Dù ở nét nghĩa nào thì “tôi” đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi” đã bị thu phục hoàn toàn bởi “em”. “Em”, tức “tự do” đã ngự trị “tôi”, chiếm trọn không gian của “tôi”, chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về “em”.

BT 3. Cái “tôi” thi sĩ trong bài thơ.

Gợi ý

  •  Chủ thể trữ tình “tôi” đồng nhất với tác giả Ê-luy-a.
  • Nghệ thuật nhân hóa “em” (chính là tự do) với ý nghĩa này, tự do đã trở thành một nhân vật có hồn, được xem như máu thịt, tâm hồn, xem như những gì đáng yêu, đáng trân trọng nhất.
  • “Gọi tên em”: Cảm xúc đã thốt nên lời. Điều này thể hiện cao trào của cảm xúc, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm. Đây cũng là kiểu kết cấu vòng tròn và bởi vậy bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra một thế giới cảm xúc mới, mở ra một kiểu kết cấu mới. Bài thơ kéo dài đến vô tận và tự do cùng thế giới bất tận của nó tuôn chảy không ngừng, không điểm dừng.
  • Hoàn cảnh nước Pháp: mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng. Bài thơ là bài “Thánh ca”, nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do.

Ý nghĩa thời sự của bài thơ còn nguyên vẹn giá trị cho đến nay, khi mà trên thế giới còn nhiều đất nước bị xâm lược, nhiều con người mất tự do

Thảo luận cho bài: Soạn bài tự do của P.Ê-luy-a