Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam

Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam

Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống Thuỷ cung, Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó

I. Cấu tạo của nền văn học

Văn học dân gian đã góp phần to lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Văn học dân gian có tác dụng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức.

Văn học viết do tầng lớp tri thức sáng tạo, ra đời vào khoảng thế kỉ XV, đóng vai trò chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo văn học dân tộc. Cho đến đầu thế kỉ XX nó tòn tại song song ba thành phần là chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc Ngữ. Trong thời kì Pháp thuộc cũng có xuất hiện một số tác phẩm của người Việt viết bằng tiếng Pháp.

II. Các thời kì phát triển của nền văn học

1. Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Khoảng cuối thể kỉ thứ II trước công nguyên nước ta bị phong kiến Trung Hoa xâm lược, đô hộ trong 10 thế kỉ. Đến năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán, khôi phục nền độc lập tự chủ. Từ đó (thế kỉ X) cho đến hết thế kỉ XIX, hai dòng văn học phát triển song song (dòng văn học viết gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm). Văn học trong thời kì này có nhiều chuyển biến gắn liền với quá trình giữ nước và dựng nước kèm theo sự thay đổi về ý thức con người, trong đó có ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và văn học Trung Hoa (thời kì này gọi là văn học Trung đại Việt Nam).

2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: Thời kì này tuy thời gian chỉ có gần nửa thế kỉ nhưng văn học có nhiều chuyển biến phản ánh những thay đổi sâu sắc ở nước ta về mặt xã hội và ý thức.

Văn học phương Tây hiện đại ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc qua tầng lớp tri thức Tây học, sau khi quân Pháp tạm “bình định” được nước ta. Nghề in được du nhập vào và báo chí ngày càng sôi nổi.

Chữ quốc ngữ ra đời và được phổ biến rộng rãi.

Các điều kiện trên đã đưa nền văn học bước vào thời kì hiện đại với những cuộc cách tân sâu sắc về hình thức, thể loại. Văn học thời kì này diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, phức tạp, nhưng đã để lại nhiều thành tựu xuất sắc.

3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay (năm 2000): Từ sau cách mạng tháng Tám, phương hướng phát triển văn học, nghệ thuật được quyết định bởi đường lối lãnh đạo của Đảng. Nền văn học thống nhất về tư tưởng và hướng về đại chúng nhân dân. Thời kì này có hai giai đoạn:

a. Giai đoạn từ 1945 – 1975: Nhân dân vừa giành được chủ quyền lại bước ngay vào cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (1945 – 1975) để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Văn học, nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền chiến đấu, giáo dục chính trị, ca ngợi chính nghĩa, anh hùng cách mạng. Trong những năm nay tuy có chiến tranh nhưng văn học vẫn phát triển mạnh (kể cả xu hướng văn học yêu nước và tiến bộ ở các vùng bị tạm chiếm ở miền Nam).

b. Giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX: Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, đất nước được hòa bình thống nhất. Văn học chuyển sang giai đoạn mới, bước vào công cuộc đổi mới ngày càng sâu sắc toàn diện, đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng (1986).

Văn học đổi mới ở sự mở rộng đề tài, chú ý đề tài chống tiêu cực, đổi mới vê tư tưởng và hình thức nghệ thuật, trên cơ sở và quan niệm trên toàn diện về con người.

III. Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

1. Văn học Việt Nam đậm đà lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc này biểu hiện qua nhiều mặt: tinh thần quyết chiến, hy sinh khi có nạn ngoại xâm, ngợi ca anh hùng dân tộc, tình yêu truyền thống văn hóa, tiếng Việt, con người Việt Nam.

  • Tình cảm nhân ái, nghĩa khí, đặc biệt quan tâm tới thân phận người phụ nữ, ghét bất công, áp bức (từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh).
  • Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc đất nước thể hiện qua thơ văn Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tố Hữu, Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
  • Tinh thần lạc quan yêu đời, nụ cười hóm hỉnh không bao giờ tắt (truyện Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương).
  • Yêu cái đẹp xinh xắn, giản dị hơn cái đẹp hoành tráng, đồ sộ.
  • Có truyền thống thơ ca lâu đời, phong phú (ca dao, truyện thơ lục bát, ngâm khúc…). Văn xuôi phát triển muộn nhưng mau lẹ.

Có tinh thần tiếp thu tinh hoa của văn học quốc tế để vươn lên hòa nhịp vào bước đi của nhân loại (tiếp thu văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nga và các nước khác).

2. Nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử được cấu thành bởi hai thành phần lớn, phát triển song song và có ảnh hưởng qua lại sâu sắc với nhau. Đó là văn học dân gian và văn học viết.

a. Văn học dân gian gồm:

  • Thần thoại (như Thần Trụ Trời)
  • Truyền thuyết (như truyện Con Rồng, cháu Tiên)
  • Cổ tích (như Sự tích quả dưa hấu)
  • Trường ca, truyện thơ dân gian (như Tiễn dặn người yêu)
  • Truyện cười (như Lợn cưới áo mới)
  • Tục ngữ, ca dao, vè
  • Tuồng, chèo, dân gian.

b. Văn học viết gồm

  • Bộ phận văn học chữ Hán (như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…)
  • Bộ phận văn học chữ Nôm (như Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương)
  • Bộ phận văn học chữ quốc ngữ (như Nhớ rừng của Thế Lữ, lão Hạc của Nam Cao).
  •  Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp (như Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu của Hồ Chí Minh) tuy không tạo thành một bộ phận đáng kể, nhưng cũng thuộc văn học Việt Nam.

Vị trí của các phần và bộ phận trong quá trình phát triển văn học dân tộc:

  • Văn học dân gian đóng vai trò lớn lao trong việc duy trì và phát triển tiếng Việt, là nền tảng cho việc ra đời chữ Nôm và văn học Nôm.
  • Văn học chữ Hán sử dụng chữ Hán, thứ chữ của một nền văn học đã phát triển cao làm cho văn học Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy là chữ Hán nhưng đọc theo âm Hán – Việt, thể hiện được hiện thực, tâm hồn Việt Nam, trở thành công cụ để ghi chép sớm nhất các truyền thuyết dân gian người Việt.
  • Chữ Hán là chất liệu để tạo ra chữ Nôm, có tác dụng trong việc phổ biến chữ Nôm, phát triển văn học Nôm.
Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam

Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam

3. Một số tác phẩm tiêu biểu của mỗi thời kì văn học:

  • Văn học trung đại:
    • Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
    • Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
    • Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
    • Truyện Kiêu (Nguyễn Du)
    • Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm)
    • Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
  • Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
    • Sống chết mặt bay (Phạm Duy Tốn)
    • Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
    • Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
    • Nhớ rừng (Thế Lữ)
    • Khi con tu hú (Tố Hữu)
    • Lão Hạc (Nam cao)
  • Văn học từ năm 1945 – 1975:
    • Đồng chí (Chính Hữu)
    • Làng (Kim Lân)
    • Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
    • Bài thơ về tiểu độ xe không kính (Phạm Tiến Duật)
    • Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
    • Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

4. Phân tích một trong số tác phẩm để chứng minh cho một nét đặc sắc truyền thống của nền văn học Việt Nam.

  • Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
    • Đại cáo bình Ngô được Nguyễn Trãi ra sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi hoàn toàn. Đó là một ánh “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.
    • Đại cáo bình Ngô có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt, là bản tổng kết sâu sắc cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, là bản anh hùng ca chiến thắng của dân tộc ta. Đại cáo bình Ngô còn là bản cáo trạng đanh thép những tội ác “trời không dung, đất không tha” của giặc Minh xâm lược.
    • Đại cáo bình Ngô đã diễn đạt một cách hùng hồn và có hệ thống chủ nghĩa yêu nước của dân tôc ta.
    • Qua cuộc thử thách lịch sử bình Ngô, Nguyễn Trãi đã khẳng định sức sống mãnh liệt của nền văn hiến Đại Việt, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước ta và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
    • Bình Ngô đại Cáo cáo ca ngợi những chiến công lừng lẫy của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng đất nước, nêu cao tinh thần nhân dân cao cả, lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta, dập tắt ngòi chiến tranh, mở con đường hòa hiếu, đưa lại “thái bình” “muôn thuở”. Với ý nghĩa đó, Đại cáo bình Ngô còn là một bản tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nhà nước Đại Việt.

(Võ Nguyên Giáp)

  •  Truyện Kiều (Nguyễn Du)
    • Nguyễn Du là một trong những tác giả lớn nhất của một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều, tác phẩm chính trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Nguyễn Du đã đưa thơ ca của dân tộc lên một đỉnh cao trước đó chưa từng thấy. Cống hiến vĩ đại của Nguyễn Du là “đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát thời đại ông, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn, bất công chà đạp lên nhân phẩm con người, đồng thời nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với những lớp người bị áp bức, đau khổ”.

Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là người đã sử dụng một thể thơ có nguồn gốc dân gian để xây dựng một truyện Nôm hoàn chỉnh, mĩ lệ nhất trong văn học cổ điển nước ta: Truyện Kiều. Với kiệt tác, Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên một trình độ trong sáng và phong phú, chính xác và tinh tế, do đó đã đánh dấu một đỉnh cao phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.

(Nguyễn Văn Hoàn)

Thảo luận cho bài: Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam