Soạn bài: Tình thái từ

Soạn bài: Tình thái từ

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tình thái từ là gì?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người đó.

  • Ví dụ:  
  • Cháu chào cô ạ!
  • Con đi học rồi à?
  • U bán con thật đấy ư?                                       (Ngô Tất Tố)
  • Thương thay thân phận con rùa

Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia

(Ca dao)

2. Chức năng của tình thái từ

  • Tình thái từ có chức năng chính là cấu tạo câu theo mục đích nói
  • Để tạo dạng câu nghi vấn, người ta thường dùng các tình thái từ: à, ư, hở, hả, chứ, phỏng, chăng.

Ví dụ:

+ Ô tô đến rồi à?

+ Nó làm sao thế hả chị?

+ Uống nước ư?

+ U nhất định bán con đầy à?                              (Ngô Tất Tố)

  • Để tạo câu cảm thán, người ta thường dùng các tình thái từ: thay, thật

Ví dụ:

+ Sướng thay miền Bắc của ta!                           (Tố Hữu)

+ ồ, tất cả của ta đây sướng thật              (Tố Hữu)

  • Tình thái từ còn có chức năng biểu thị sắc thái tình cảm

– Biểu thị thái độ hoài nghi: à, chăng, hử, hả.

Ví dụ :

+ Nó  làm sao thế hả chị?

+ Lan đi học về rồi à?

  • – Biểu thị thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư, a…

Ví dụ:

+ Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

Đời trước làm quan cũng thế a?

(Nguyễn Khuyến)

  • – Biểu thị thái độ cầu mong: đi, nào, thôi, với, chứ…

Ví dụ :

+ Ông đến ngay nhé                     (Nguyễn Công Hoan)

+ Anh cho em đi cùng với!

  • – Biểu thị thái độ, cảm xúc gần gũi, thân mật: mà, nhé, nhỉ…

Ví dụ:

+ Em đi học nhé!

Soạn bài: Tình thái từ

Soạn bài: Tình thái từ

3. Sử dụng tình thái từ

– Trong giao tiếp hàng ngày, người giao tiếp cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp… để sử dụng hình thái từ sao cho phù hợp.

+ Khi biểu thị sự lễ phép, kính trọng, thường sử dụng từ “ạ” ở cuối câu.

Ví dụ:

+ Cháu ăn cơm rồi ạ!

+ Em chào cô ạ!

+ Khi biểu thị sự miễn cưỡng, thường dùng từ “vậy”

Ví dụ:

+ Đến giờ rồi, cháu phải đi vậy

+ Thôi thì anh cứ chia ra vậy                   (Khoánh Hoài)

+ Khi bày tỏ sự phân trần, giải thích, thường dùng từ “mà”

Ví dụ:

+ Ông đã bảo rồi mà

+ Tôi đã giúp bạn ấy nhiều rồi mà

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Xác định các tình thái từ có trong những đoạn sau.  Phân loại chúng:

  • Nào đi tới! Bác Hồ đã nói

Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân?

(Tố Hữu)

Cứu tôi với! Bà con ơi!

Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

(Khánh Hoài)

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang!

– Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố)

Thủy lấy con Vệ sĩ ra đặt lên giường tôi, rỗi bỗng ôm ghì lấy con búp bê hôn gấp gáp lên mặt nó rồi thì thào:

– Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày con Em nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…

(Khánh Hoài)

Gợi ý:

– Cầu khiến: nào, với, chứ.

– Cảm xúc thân mật, gần gũi: nhé

2. Trong giao tiếp, trường hợp sau đã đúng chuẩn mực giao tiếp của người Việt chưa? Vì sao?

– Cháu ăn rồi

– Con đi học đây

– Cảm ơn bác!

– Chào bác!

Gợi ý:

Đó là những câu chào, cảm ơn, trả lời, xin phép của bậc dưới đối với  bậc trên. Do vậy phải thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng. Đây là những  câu thiếu các tình thái từ cần thiết. Theo đó, em cần thêm các tình thái từ thích hợp vào mỗi câu cho đúng.

Mẫu: Cháu ăn cơm rồi ® cháu ăn cơm rồi ạ!

3. Đặt câu có sử dụng tình thái từ biểu thị các ý sau đây: kính trọng, cầu mong, thân mật.

Gợi ý:

Đặt câu có sử dụng tình thái từ
Mẫu: Các bạn ơi, chờ tớ với                    (Thân mật)

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Tình thái từ