Soạn bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn

Soạn bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn

Quê hương hai tiếng vô vàn thân thương, quê hương như dòng sữa mẹ không bao giờ vơi cạn, như tấm lòng mẹ giản dị và bao la, hình ảnh quê hương với chiếc cầu tre, con đò nhỏ, với những rặng tre xanh tắm mình trong những làn gió thơm ngọt ngào… đã đi vào tiềm thức.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Phân tích bài thơ Hứng trở về

歸 興
阮 忠 彥 

老 桑 葉 落 蠶 方 盡
早 稻 花 香 蟹 正 肥
見 說 在 家 貧 亦 好
江 南 雖 樂 不 如 歸 

Quy hứng

Lão tang diệp lạc tàm phương tận
Tảo đạo hoa hương giải chính phì
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo
Giang Nam tuy lạc bất như quy.

Dịch nghĩa:

Hứng trở về 

Dâu già, lá rụng, tằm vừa chín
Lúa sớm trổ bông thơm, con cua đang lúc béo
Nghe nói quê nhà nghèo vẫn tốt
Đất Giang Nam tuy vui nhưng cũng không bằng về nhà.

Dịch thơ:

Nong tằm lá rụng dâu thưa
Thơm mùa lúa sớm, con cua béo mòng
Quê nhà nghèo, vẫn nhớ mong
Giang Nam vui mấy cũng không bằng về.

Nguyễn Thành Ân

Bản dịch của Lâm trung Phú 

Tầm cạn tơ, dâu rụng lá già
Cua đang béo, lúa sớm thơm hoa !
Ở nhà nghèo khó vẫn hơn hẵn
Vui mấy Giang Nam ,thích lại nhà !!!

Soạn bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn

Soạn bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, từng làm đến chức Thượng thư. Ông để lại Giới hiên thi tập.
2. Bài thơ Hứng trở về là bài thơ thể hiện lòng yêu nư­ớc và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu ấy thể hiện bằng nỗi nhớ quê h­ương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống hết sức bình dị ở quê nhà. Nỗi nhớ quê da diết thôi thúc tác giả quay về dù đang sống sung sướng giữa chốn phồn hoa.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nỗi nhớ quê h­ương luôn là cảm xúc thư­ờng trực của ngư­ời li khách. Điều đáng l­ưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con ng­ười, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn.
2. Thơ văn trung đại nói nhiều đến lòng yêu n­ước và ng­ười ta cũng có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ “Quy hứng”, cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa – đó là nỗi lòng của kẻ li hư­ơng. Quy hứng mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của ngư­ời li khách. Nh­ưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa h­ương đư­a thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.

Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về. Sống sung s­ướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo như­ng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nư­ớc, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời th­ường

Thảo luận cho bài: Soạn bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn