Soạn bài phong cách ngôn ngữ hành chính
Phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
A. Kiến thức cơ bản
I. Văn bản hành chính
1. Ngôn ngữ hành chính
- Về cách trình bày : các văn bản thường theo mẫu thống nhất và kết cấu nhất định.
- Về từ ngữ : lớp từ ngữ hành chính được dùng với tầng số cao : căn cứ, quyết định, trách nhiệm, hiệu lực…
- Về kiểu câu : mỗi dòng thường là một thành phần, một vế của câu cú pháp, nó được tách ra để nhấn mạnh.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
1. Tính khuôn mẫu
Thể hiện trong kết cấu thống nhất.
a. Phần đầu : Gồm các thành phần :
- Quốc danh và tiêu ngữ,
- Tên cơ quan, tổ chức ra văn bản – số hiệu,
- Tên văn bản
- Nơi, người thụ lí văn bản
b. Phần chính : nội dung văn bản
c. Phần kết : Địa điểm và thời gian thực hiện văn bản, chữ kí (đóng dấu) người thực hiện văn bản, nơi nhận (nếu là văn bản của cơ quan).
2. Tính chính xác.
Văn bản hành chính được viết ra để xử lí hoặc thực thi, do đó đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối.
Không dùng từ đa nghĩa, số liệu cụ thể, rõ ràng, lời khai chứng thực, chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy.
Văn bản không được sửa chữa, tẩy xóa.
Văn bản dài phải phân chia chương mục, điều khoản ngắn gọn, rõ ràng.
3. Tính công vụ.
Không dùng từ ngữ có tính biểu cảm, nếu có thì chỉ mang tính ước lệ : mong quý cấp quan tâm cứu xét, trân trọng kính mời…
Sử dụng lớp từ toàn dân, tránh dùng từ địa phương hay khẩu ngữ.
B. Luyện tập
HS tự thực hành