Soạn bài Phò giá về kinh ( Tụng giá hoàn kinh sư )
Phò giá về kinh thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm.
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :
– Số câu : 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
– Số câu : 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
– Hiệp vần : chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.
Câu 2.
– Sự khác nhau giữa hai câu đầu và hai câu sau : Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng, hai câu sau nói về khát vọng hòa bình.
– Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm.
Biểu ý : + Hai câu đầu : Hào khí chiến thắng. Hai câu đầu kể về hai chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức… chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử. Đoạn, Cầm là động từ biểu thị hành động mạnh mẽ dứt khoát, ‘Đoạt’’ : cướp – cướp vũ khí ngay trên tay giặc, ‘cầm’’ : bắt – bắt sống giặc ngay giữa trận tiền. Có hành động nào mạnh hơn, hùng hơn, đẹp hơn thế ?
+ Hai câu sau : khát vọng hòa bình. Tu trí lực : tu dưỡng tài năng, trí tuệ – bồi dưỡng và rèn luyện sức lực đó là hai yếu tố tiên quyết của một con người và của một dân tộc muốn làm nên chiến thắng, muốn xây dựng hòa bình. Đây là lời tự dặn mình của vị Thượng tướng, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ với toàn thể quân dân : Chúng ta khôn được phép ngủ quên trong chiến thắng = > tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Để cho non nước được nghìn thu, hòa bình bền vững muôn đời – không chỉ là khát vọng của một người mà là khát vọng, quyết tâm của cả dân tộc.
Biểu cảm : + Bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội lẫy lừng.
+ Niềm tin, niềm thương yêu lo lắng đến khôn cùng cho đất nước của Thượng tướng tài ba.
+ Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.
Câu 3. So sánh hai bài thơ Phò giá về kinh và Nam Quốc sơn hà
– Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
– Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
II. Luyện tập:
Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần ?
– Cách nói của bài thơ :
+ Bài thơ rất cô đọng, hàm súc, chỉ có 20 chữ, nhưng đã đề cập hai vấn đề trọng đại của đất nước : Thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình…
+ Bài thơ không sử dụng một biện pháp hoa mĩ nào, chỉ có lời nói giản dị, chân thành nhưng chắc nịch, mạnh mẽ và rắn rỏi.
– Bài thơ và hào khí thời Trần.
+ Bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm (Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, khảng khái trả lời : ‘Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vua đất Bắc’’. Binh lính khắc lên tay hai chữ : Sát Thát. Cậu bé Trần Quốc Toản nghe chuyện giặc tàn phá – căm giận bóp nát quả cam. Các bô lão hội nghị Diên Hồng đồng thanh hô vang : Đánh và Trần Thủ Độ và quyết tâm : ‘Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ cứ an lòng’’).
+ Đông An là chiết tự tên họ Trần gồm hai chữ : chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự.