Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài

Soạn bài: Muốn làm thằng cuội

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Từ vựng

  • Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng
  • Cấp độ khái quát của từ ngữ.
    • Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
    • Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
    • Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Ví dụ: Từ “Thầy thuốc’ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với “người”.

– Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt…

  • Từ tượng hình và từ tượng thanh
  •  Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt…

  • Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Ví dụ: ầm ầm, thánh thót, róc rách, xì xì…

– Tự tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự.

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

  • Từ địa phương và biệt ngữ xã hội

– Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ:       O – cô, bầm – mẹ…                              (Trung Bộ)

Cây viết – cây bút, đậu phộng – lạc… (Nam Bộ)

Thưng (dụng cụ đong gạo, thóc), thầy – bố, … (Bắc Bộ).

– Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

  • Một số biện pháp tu từ

– Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

(Ca dao)

  • Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa.

Ví dụ:

Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.

(Tố Hữu)

2. Ngữ pháp

  • Một số từ loại
  • Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: Ngay, chính, đích thị, những, …

Chiếc mũ này giá những 20 nghìn đồng

– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành một câu độc lập.

Ví dụ: ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, vâng, dạ, ạ, …

Chao ôi! Thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời.

  • Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến,  cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

Ví dụ: à, ư, nhỉ, nhé, đi, nào, với, thay, nhé, …

Đi đi em! Can đảm bước chân lên!

(Tố Hữu)

  • Câu ghép
  • Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu.

Ví dụ: Đêm càng khuya,  trăng càng sáng.

– Cách nối các vế câu trong câu ghép.

+ Dùng những từ có tác dụng nối.

. Nối bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

Ví dụ:       Mây đen kéo kín bầu trời và gió giật từng cơn.
Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước.

  •  Nối bằng một phó từ hay một cặp đại từ hô ứng.

Ví dụ:       Ai làm người ấy chịu.
Anh đi đâu, tôi đi đấy.

+ Không dùng từ nối, các vế câu thường sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm.

Ví dụ: Bà đi chợ, mẹ đi làm, em đi học.

  • Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích…

Mỗi mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng: vì… nên, nếu… thì, tuy/mặc dù… nhưng, không những… mà còn, hoặc… hoặc.

Ví dụ: Tuy lưng hơi còng như bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau :

– Dụng cụ để mài, giũa.

–                    Bộ phận của con người.

Gợi ý:

– Dụng cụ để mài: giũa: bào, giũa, đá mài, …

– Bộ phận của cơ thể: đầu, mình, chân, tay…

2. Tìm trong thơ ca 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

Gợi ý:

Nói quá:

Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ

(Tố Hữu)

– Nói giảm:

Người nằm dưới đất ai ai đó
Giang hồ mê chơi quên quê hương

(Tản Đà)

3. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Gợi ý:

Mẫu:

– Chiếc xe của chúng tôi bò chậm chập trên con đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu.

– Tiếng nước chảy róc rách bên khe suối.

4. Viết 2 câu ghép trong đó một câu có dùng quan hệ từ và một câu không dùng quan hệ từ.

Mẫu.

  • Trời nắng gắt, từng đoàn người mồ hôi nhễ nhại đang đẩy những chiếc xe cải tiến nhích từng bước trên đường .
  • Mặc dù bà tôi đã có tuổi nhưng bước chân đi lại rất nhanh nhẹn.

5. Tìm trong thơ văn 3 ví dụ có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ.

Gợi ý:

Trợ từ:

– Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa. (Hồ Phương)

Thán từ:

Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ

(Hồ Xuân Phương)

Tình thái từ:

Cô ấy bằng lòng đấy chứ

(Ngô Tất Tố)

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt