Soạn bài Những đứa con trong gia đình (mẫu 1)
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (mẫu 2)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
– Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Nắm đựơc nghệ thuật trần thuật, khắc học tính cách, miêu tả tâm lí và đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tiểu dẫn:
- Tác giả:
– Nguyễn Thi – Nguyễn Hoàng Ca (1928 – 1968). Quê Nam Định. Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & Mĩ.
– Tác phẩm tiêu biểu: Những đứa con trong gia đình, Người mẹ cầm súng.
– Mang đậm phong cách Nam Bộ.
- Tác phẩm:
– Ra đời 1966 trong bối cảnh Miền Nam đang nỗ lực chống Mĩ cứu nước.
– Tóm tắt tác phẩm: sgk
II. Đọc hiểu:
1. Trang sử gia đình:
Qua dòng hồi kí của Việt: hiện tại & quá khứ, mặt trận & làng quê đan xen vào nhau hiện ra. Đặc biệt là cuốn sổ gia đình do chú Năm ghi: mỗi trang mỗi dòng đều thấm nước & máu của người thân từ ông bà cha mẹ chết vì bọn giặc.
– Má Việt:
+ Người mẹ Miền Nam tần tảo, hết lòng yêu thương chồng con chịu đựng cuộc đời lam lũ.
+ Kiên cường, gan dạ trong đấu tranh.
– Chú Năm: Người lớn còn sống trong gia đình.
+ Vui tính, tốt bụng, nhân hậu.
+ Căm thù giặc sâu sắc.
+ Có ý thức giáo dục truyền thống gia đình cho con cháu.
=> Những đứa con trong gia đình giàu tình nghĩa, lòng yêu nước & căm thù giặc sâu sắc.
2. Hình ảnh những đứa con trong gia đình:
a) Chiến:
– 19 tuổi, quán xuyến gia đình, đảm đang, tháo vát & già dặn.
+ Phụ má chăm em & chăm sóc gia đình.
+ Má mất, quán xuyến công việc gia đình.
→ Khi đi chiến đấu tính toán việc nhà đâu ra đó như một người chủ gia đình.
+ Thương em, nhường nhịn, lo lắng cho em.
+ Màn hình ảnh người mẹ từ vóc dáng đến cách nói, cách sắp đặt công việc.
→ Là cô gái bản lĩnh, tình cảm gia đình sâu sắc.
– Căm thù giặc, khao khát cầm súng chiến đấu.
+ Luôn nung nấu ý chí đi bộ đội & cầm súng chiến đấu trả thù cho ba má.
+ Giành phần đi trước, thể hiện quyết tâm “Giặc còn thì tau mất”.
→ Tiếp nối đức tính của người mẹ & xứ sở.
b) Việt:
– Là cậu con trai mới lớn: hồn nhiên, thích giành phần hơn với chị.
– Hiếu động, trẻ con & rất thương chị.
– Là chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường, giàu ý chí, nghị lực:
+ Quyết tâm đi bộ đội để trả thù cho ba má & tòng quân khi chưa đủ tuổi.
+ Lập công khi lần đầu ra trận.
+ Bị thương vẫn trong tư thế cầm súng chiến đấu.
– Là người giàu tình cảm.
→ Việt là hình ảnh đẹp của người chiến sĩ thanh niên miền Nam trong chống Mĩ. Họ lớn lên, trưởng thành từ trong đau thương, mất mát, uất hận với lòng khao khát cầm súng chiến đấu. Là hình ảnh nhân dân miền Nam trong những ngày đồng khởi.
3. Nghệ thuật:
– Truyện được kể qua hồi ức của Việt:
+ Bộc lộ tính cách của Việt và Chiến.
+ Giới thiệu gia đình Việt.
– Phong cách Nam Bộ rõ nét:
+ Ngôn ngữ nhân vật.
+ Dùng từ.
+ Giọng văn.
III- Kết luận:
– Nguồn cội của tinh thần đấu tranh ở nhân dân miền Nam là lòng căm thù, từ sự đau thương – ý thức truyền thống & ya chí của thời đại.
– Vẻ đẹp của nhân vật là vẻ đẹp của con người Nam Bộ & rộng hơn là vẻ đẹp Việt Nam trong thời chống Mĩ.
Soạn bài Những đứa con trong gia đình (mẫu 1)