Soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Soạn bài xây dựng đề cương diễn thuyết (nâng cao)
(Trích Đến hiện đại từ truyền thống)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Đây là phần mở đầu giới thiệu nội dung bài nghị luận : vốn văn hóa dân tộc đã tồn tại cho đến trước thời cận – hiện đại.
Câu 2. Luận điểm thứ nhất đánh giá khách quan về nền văn hóa.
– Bằng thao tác lập luận so sánh : Ở một số dân tộc… phát triển rất cao… Ở ta…, tác giả cho rằng văn hóa nước ta phát triển không bao nhiêu.
– Tác giả nhận định, đánh giá mà không cần chứng minh, các lĩnh vực văn hóa của nước ta đều có : thần thoại, triết học, tôn giáo, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, nhưng không phong phú, không phát triển và không có khoa học kĩ thuật, giả khoa học.
– > Nhận định này đều có cơ sở khách quan, thể hiện tinh thần khoa học trung thực, thẳn thắn. Tư tưởng tác giả không đi theo lối mòn tụng ca quen thuộc, cảm hứng phê phán này rất cần thiết cho việc vạch ra đường lối xây dựng nề văn hóa dân tộc ở hiện tại và tương lai một cách đúng đắn. Điệp từ không đã nhấn mạnh cảm hứng phê phán.
Tác giả cũng giải thích rõ nguyên nhân của đặc điểm văn hóa này là do trình độ sản xuất nông nghiệp chi phối.
Câu 3. Luận điểm thứ hai đánh giá về đặc điểm tâm lí, tính cách, lối sống của dân tộc Việt Nam.
Tác giả cho rằng : suy nghĩ của người Việt Nam rất thực tế, tính cách hiền hòa, giàu tình thương và trách nhiệm, đó là ưu điểm nhưng bên cạnh là nhược điểm : không chuộng trí tuệ cũng không chuộng dũng khí, không chuộng cái mới, thiếu ý thức cá nhân.
Về lối sống, tác giả cho rằng người Việt Nam sống có văn hóa trên nền văn hóa của mình.
Quan niệm thẩm mĩ của người Việt Nam có đặc điểm rất riêng : Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải. Tác giả cho rằng đây là cái hay và không hay : không có công trình kiến trúc hoành tráng, thiếu rạch ròi trắng đen, sự nhỏ yếu…
– > Cách đánh giá của Trần Đình Hượu là công bằng, xác đáng, minh bạch, giàu sức thuyết phục, thể hiện quá trình kiểm nghiệm lâu dài.
Câu 4. Kết luận quan trọng nhất của tác giả về tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Kết luận này cho thấy Việt Nam du nhập, chiếm lĩnh văn hóa phương Đông như tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo… có chọn lọc để phù hợp đạo lí, tâm hồn, lối sống của người Việt và làm phong phú thêm cho nền văn hóa nước mình. Việc làm này đã chứng minh là dân tộc ta có bản lĩnh.
II. Hướng dẫn ôn tập
Trong bối cảnh hòa nhập với thế giới như hiện nay, chúng ta làm gì để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam « tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ? ».
Gợi ý.
- Dựa vào sự đánh giá của Trần Đình Hượu, gạt bỏ dần những nhược điểm, phát huy các ưu điểm của nền văn hóa.
- Tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách bản lĩnh và khẳng định bản lĩnh Việt Nam đối với người nước ngoài.
- Phát huy bản sắc độc đáo của Việt Nam để truyền bá năm châu.
- Xây dựng phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật phải hết sức chú trọng đến đặc điểm văn hóa, lấy văn hóa giàu chất nhân văn làm nền tảng.