Soạn bài Nhật Kí trong tù

Soạn bài Nhật Kí trong tù
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liêu:
1. Hoàn cảnh sáng tác.
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.
Dù Bác viết:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do
Nhưng tập Nhật kí trong tù ( NKTT) có một giá trị rất lớn về nội dung cũng như về hình thức nghệ thuật. Bác chưa bao giờ nhận mình là một nhà thơ, đó là sự khiêm tốn của một vĩ nhân. Nhưng NKTT là một tập thơ đích thực của một nghệ sĩ đích thực.
Tập nhật kí tức là tập ghi chép những sự việc đời thường nhưng bên cạnh đó có những bài hoàn toàn do cảm hứng của người nghệ sĩ, mặc dù bị trong hoàn cảnh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình ấy thế mà Bác vẫn viết là: Làng xóm ven sông đông đúc thế – Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh. Không phải ai ở trong cảnh ngộ ấy cũng có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp bình dị của một cuộc sống đời thường. Đó chính là điều phi thường của một vĩ nhân. Tập NKTT còn là tập thơ
viết bằng chữ Hán cuối cùng tại VN TK XX nhưng lại là tập thơ CM đầu tiên.
Người là một chiến sĩ, một lãnh tụ, người là một thi sĩ, nhà văn…
2/ Giá trị nội dung:
2.1/ “Nhật kí trong tù” là một bức tranh về xã hội và nhà tù trong chế độ “Trung Hoa dân quốc” rất bất công vô lí: Bác
đã ghi lại những cảnh sinh hoạt của người tù phải chịu đựng.
– Bắt giam người vô cớ.
+ “Cháu bé trong ngục Tân Dương”
+ Tác giả là đại biểu của VN, đồng minh của TQ chống Nhật, thế mà bỗng dưng bị bắt: Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi – Tội trung với nước với dân à?(Đến cục chính trị chiến khu IV)
Chính quyền TGT không kết án được Bác vì không đủ chứng cứ, cho nên nếu đọc NKTT chúng ta thấy B cứ bị giải khắp nhà lao này đến nhà lao khác suốt 13 huyện của tỉnh Quảng Tây trong 1 hoàn cảnh núi đồi, lạnh lẽo.
–  Một xã hội bất nhân: “Cảnh binh khiêng lợn cùng đi”:
Khiêng lợn, lính cùng đi một lối,
Ta thì người dắt, lợn người khiêng;
Con người coi rẻ hơn con lợn,
Chỉ tại người không có chủ quyền.
– Đọc NKTT ta có thể nhận thấy những điều rất bất công và vô lí như:
        + Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
          Vô tù đánh bạc được công khai
         Bị tù con bạc ăn năn mãi
        Sao trước không vô quách chốn này . 
 Lai Tân
-> Bút pháp châm biếm hết sức tài hoa của Bác
+ Cảnh sinh hoạt của người tù:
Nếu để pha trà đừng rửa mặt,
Nếu đem rửa mặt chớ pha trà
         Hoặc:
Năm mươi ba dặm, một ngày trời,
Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi;
Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ,
Ngồi trên hố xí đợi ban mai.
Mới đến nhà lao thiên bảo
Hoặc:
Nhà lao xây dựng kiểu tân thời,
Đèn điện thâu đêm sáng rực trời;
Nhưng mỗi bữa ăn lưng bát cháo,
Cho nên cái bụng cứ rên hoài.
Nhà ngục Nam Ninh
Hoặc:
“Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ịa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù”
NKTT là một tập nhật kí cho nên nó có tính chân thực.
2.2/ Bức chân dung tự họa về tinh thần của tác giả HCM:
NKTT đã thể hiện rõ nét bức chân dung tinh thần tự họa của HCM về phương diện chiến sĩ cũng như một nghệ sĩ:
– Chiến sĩ: Tư tưởng, tính chiến đấu, nghị lực, tinh thần thép. Ở trong bài thơ Đề từ Bác đã viết: Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao… -> Tự khuyên minh -> Đó là một trong những phẩm chất vĩ đại của một vĩ nhân.
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Tự khuyên mình
Bốn tháng rồi:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân.
Tuy nhiên, dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu Người vẫn giữ một tinh thần lạc quan đến kinh ngạc: Kiên trì và nhẫn nại – Không chịu lùi một phân – Vật chất tuy đau khổ – Không nao núng tinh thần. Đó là nghị lực thép của một con người phi thường, không ngừng chiến đấu và chiến thắng số phận. Thơ xưa người ta có thể tỏ chí trước vũ trụ, trước không gian hoặc trước kẻ địch nhưng đối với B, B nói với chính mình -> chân thật, cảm động, vĩ đại.

Soạn bài Nhật Kí trong tù

Soạn bài Nhật Kí trong tù

Soạn bài Nhật Kí trong tù

Nghe tiếng giã gạo
-> Với tư cách là một chiến sĩ, HCM thật sự là một con người mà được đánh giá như nhà nghiên cứu Viên Ưng của TQ: Đó là một bậc đại nhân, đại chí, đại dũng. Bất cứ ai đọc tập thơ NKTT đều nhận ra được một điều nữa, đó là cái ung dung tự tại của một hiền triết phương Đông và một tinh thần rất hiện đại, rất CM.
– Tâm hồn nghệ sĩ ở nhà thơ Hồ Chí Minh:
(Nhưng rung động, tình cảm tự nhiên của một nghệ sĩ trước thiên nhiên; những rung động, cảm xúc trước tình cảnh của con người).
+ Nhưng rung động, tình cảm tự nhiên của một nghệ sĩ trước thiên nhiên:
Thơ trong tù chưa có một nhà thơ nào viết về thiên nhiên nhiều như cụ Hồ. Tác giả HCM trong khi bị gong cùm, xiềng xích đến thế mà vẫn có những cảm hứng sâu sắc, tinh tế trước thiên nhiên, cảnh vật: Làng xóm ven sông đông đúc thế  – Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
-> Chỉ có nghệ sĩ lớn mới có thể vượt qua được cảnh ngộ mà mình phải chịu đựng.
Ta thấy trong NKTT có rất nhiều bài thơ viết về thiên nhiên, dù chỉ là thiên nhiên ở xứ người. Bác luôn luôn cảm nhận thiên nhiên như một yếu tố hòa hợp với con người (VD: Chiều tối, Giải đi sớm, Trên đường đi, Cảnh chiều hôm…). Có những cảnh thiên nhiên trong NKTT đẹp đến mức mà như nhà phê bình HT đã nhận xét: “Những người bình thường như chúng ta không ghi lại được”. Phải là một người nghệ sĩ đích thực, một người nghệ sĩ chân chính như HCM mới có thể rung động được trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoàn cảnh thực tại -> Tâm hôn của một người nghệ sĩ vĩ đại.
+ Những rung động, cảm xúc trước tình cảnh của con người (Lòng nhân đạo):

Trong tù, Người lắng nghe tiếng khóc vang của 1 em bé nửa tuổi:

Oa…! Oa…! Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà;
Nên tội thân em vừa nửa tuổi,
Đã phải theo mẹ đến nhà pha.
(Cháu bé trong ngục Tân Dương)

Xót xa trước cái chết của một người tù:

Thân anh da bọc lấy xương,
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi;
Đêm qua còn ngủ bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!
(Một người tù cờ bạc chết cứng)

Cảm thông với “Người bạn tù thổi sáo” nhớ quê, nhớ nhà:

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,

Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu;

Muôn dặm quan hà , khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

Với cảnh Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng”:

Anh ở trong song sắt,
Em ở ngoài song sắt;
Gần nhau chỉ tấc gang,
Mà cách nhau trời vực;
Miệng nói chẳng nên lời,
Chỉ còn nhờ khóe mắt;
Chưa nói, lệ tuôn tràn,
Cảnh tình đáng thương thật!

Khi bị giải đi, dù trong cảnh bị trói xích. Người vẫn thương nhà nông cần kiệm mà có thể bị đói kém (Long An – Đồng Chính) Người còn thương anh làm đường: Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi – Phu đường vất vả lắm ai ơi…(Phu làm đường).

Thương nhớ đất Việt và dân Việt: “Không ngủ được”.

+ Tình yêu tự do: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Không ngủ được
+ Phong thái ung dung tự tại (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh); Tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng tương lai (Giải đi sớm, Chiều tối).
3/ Giá trị nghệ thuật:
– Bình dị mà sâu sắc: thường nói chuyện lớn qua sự việc bình thường, quen thuộc.
+ Nhìn lính khiêng lợn cùng đi, Người rút ra kết luận về sự mất tự do
+ Nghe tiếng giã gạo, Người nghĩ đến bài học “Gian nan rèn luyện”
– Cổ điển mà hiện đại:
+ Cổ điển: giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung tự tại, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật.
+ Rất cổ điển ở cảm hứng về vẻ đẹp của cảnh vật, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẻtâm tình (Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, MRTTLN…), ở thể thơ và cách tả ngụ tình.
+ Hiện đại: hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ.
+ Rất hiện đại ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên, hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánhsáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin thắng lợi (Chiều tối, Giải đi sớm); tinh thần dân chủ: cách chọn đề tài, cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ.
– Phong phú mà đặc sắc: khi trữ tình (Cảnh chiều hôm), khi hài hước châm biếm (Dây trói, Ghẻ lở, Lai Tân) hoặc kết hợp hai yếu tố này (Chiều hôm)
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể tới tù nhân nỗi bất bình.  
(Cảnh chiều hôm)
Rồng quấn vòng quanh chân với tay,
Trông như quan võ đủ tua, đai;
Tua đai quan võ bằng kim tuyến
Tua của ta là một cuộn gai.  (Dây trói)
Đầy mình đỏ tím như hoa gấm,
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn;
Mặc gấm, bạn tù đều khách quý,
Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm.  (Ghẻ lở)

Thảo luận cho bài: Soạn bài Nhật Kí trong tù