Ôn bài Làng của kim Lân
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liêu:
Câu 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn Làng bằng một đoạn văn khoảng 15 câu.
Gợi ý:
Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau:
– Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình.
– Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết.
– Trong những ngày xa quê , ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.
– Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ , chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ.
– Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
– Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.
Câu 2: Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Kim Lân.
Gợi ý:
Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Câu 3. Viết đoạn văn(10-12 câu) phân tích ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
(1)Trong tác phẩm, KL đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính:(2) Hiểu lầm rồi vỡ lẽ về việc làng Chợ Dầu của mình theo giặc.(3) Đây là tình huống thường được các nhà văn sự dụng và trong tác phẩm này nó đã khiến nhân vật bộc lộ sâu sắc tính cách của mình.(4) Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện.(5) Nhưng đó cũng chưa phải là tình huống chính.(6) Mà đến khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu.(7) Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rất tự hào về cái làng thân yêu của mình.(8) Và đặc biệt đi đâu ông cũng khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng của làng.(9) Ấy vậy mà bây giờ lại có tin đồn làng Dầu của ông theo giặc!(9) Cái tin ấy là một tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe những điều hay về làng.(10) Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thật làng ông không theo giặc.(11) Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ đi theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá nhân.(12)Có thể nói, Kim Lân đã thực sự thành công khi để lại dấu ấn của mình bằng một tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc như vậy.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn thuật lại tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
Gợi ý:
* Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau :
– Ông Hai là người tha thiết yêu làng quê, luôn tự hào về làng quê của mình
– Chính ông Hai là người nghe được tin làng ông theo giặc.
– Ông Hai bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da măt tê rân rân…” Một lúc lâu sau ông mới cố trấn tĩnh lại, ông vẫn còn chưa tin. Nhưng khi nghe những người tản cư khẳng định chắc chắn ông đành không thể không tin
– Ông thấy xấu hổ “đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng” “cúi gằm mặt xuống mà đi”
– Về đến nhà, ông “nằm vật ra giường”, “nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông cứ tràn ra”.
– Không khí nặng nề trùm lên gia đình ông Hai. Ông gắt gỏng cả với vợ, ông “ trằn trọc không sao ngủ được…”
– Ông Hai không dám ra khỏi nhà : “Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy…”
– Cái tin làng theo Tây ám ảnh ông nặng nề đến mức trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên, động cái gì cũng làm ông đau đớn, xấu hổ.