Soạn bài khái quát văn học dân gian Việt Nam
Soạn bài chiến thắng Mtao Mxây ( mẫu 2 )
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
1. Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Học sinh tự làm.
2. Ví dụ về từng thể loại :
- Thần thoại : Thần Mặt trăng và Mặt trời ; Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…
- Truyền thuyết : An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….
- Sử thi : Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…
- Truyện cổ tích : Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…
- Truyện ngụ ngôn : Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ…
- Truyện cười : Đẽo cày giữa đường, Làm theo vợ dặn, Sang cả mình con…
- Tục ngữ :
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
- Câu đố :
- Mình bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng (câu đố về con ruồi)
- Nhà xanh mà đóng khố xanh
- Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong (chiếc bánh chưng).
- Ca dao :
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay !
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lòng biết thuở nào ra ?’’
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc, rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân’’.
- Vè : Vè giữ trâu ; Vè đi ở ; Vè chàng Lía…
- Truyện thơ : Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu….
- Chèo : Thị Mầu lên chùa, Nghêu Sò Ốc Hến…