Soạn bài Hồn trương ba, da hàng thịt (mẫu 1)
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả:
– Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988 ) sinh ra ở Phú Thọ, quê ở Quảng Nam.
– Ở những năm 80 của thế kỉ XX tên tuổi của Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng tạo tiếng vang. ( 50 vở kịch trong vòng 7,8 năm ).
+ Cảm hứng sáng tạo và tài năng.
+ Không khí xã hội cùng đời sống sôi động.
– Nhiều vở kịch đoạt giải cao trong các kì hội diễn.
– 1988 mất vì tai nạ giao thông.
– 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2- Tác phẩm:
– Sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện văn học dân gian → nhằm gởi gắm những suy nghĩ về nhân sinh và phê phán một số hiện tượng tiêu cực.
– Đoạn trích thuộc cảnh VII & đoạn kết của vở kịch: Diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối vô cùng cao thương của hồn Trương Ba.
II- Đọc hiểu:
1- Diễn biến tình huống kịch: Đoạn trích là lúc xung đột lên đến đỉnh điểm.
– Hồn Trương Ba không thể sống thế này mãi, hồn muốn thoát khỏi thân xác kềnh càng, thô lỗ.
– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác với sự giễu cợt tự đắc của xác khiến hồn càng trở nên đau khổ, tuyệt vọng.
– Thái độ cư xử của người thân khiến hồn Trương Ba bế tắc: quyết định giải thoát.
– Cuộc gặp gỡ – đối thoại giữa hồn Trương Ba & tiên Đế Thích để dẫn đến quyết định cuối của hồn Trương Ba.
2- Hồn TB khi ngụ trong xác anh hàng thịt: Có những thay đổi rõ rệt.
– Không con chăm chỉ – hết lòng yêu thương vợ con. Không con quan tâm đến chuyện của bà con chòm xóm.
– Vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
– Con dâu: xót xa – ngỡ ngàng bởi không còn được thấy hình ảnh con người “ hiền hậu, vui vẻ, tốt lanh như thầy của chúng con xưa kia”
→ Những thay đổi này người thân phải chứng kiến & chịu đựng.
3- Cuộc đối thoại giữa hồn TB và tiên Đế Thích – Quyết định cuối của hồn Trương Ba:
a) Ý nghĩa của lời thoại:
– Là nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về lẽ sống, cái chết và hạnh phúc.
+ Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo…
+ Sống nhờ vào đồ đạc …
– Ý nghĩa:
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.
– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.
b) Quyết định cuối của hồn TB: cho cu Tị được sống lại còn mình thì chết hẳn.
– Nguyên nhân:
+ Hồn TB ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Có được nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị → quyết định dứt khoát.
+ Cái chết cu Tị đẩy nhanh diễn biến kịch đễn “mở nút”→ quyết định cho thấy nhân vật là một con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng: Đã ý thức được ý nghĩa sự sống.
– Ý nghĩa phê phán của đoạn trích:
+ Chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thu đến trớ trêu, thô thiển.
+ Lấy cớ là tâm hồn thanh cao mà không chăm lo đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
→ Là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, chủ quan, lười biếng không tưởng.
III- Kết luận: Đoạn trích đã khái quát ý nghĩa tư tưởng và chiều sâu triết lí với ý nghĩa:
– Mâu thuẫn giữa linh hồn và xác thịt, giữa đạo đức và tội lỗi.
– Bi kịch của con người không được sống thật với mình.
Soạn bài Hồn trương ba, da hàng thịt (mẫu 1)