Đề bài: Soạn bài hồn trương ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng nhưng sinh tại Phú Thọ
– Sinh ra trong gia đình tri thức, cha là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Thuận và sau này ông cũng nối nghiệp viết kịch của cha mình trở thành một cây bút kịch tài ba
– Cuộc đời Lưu Quang Vũ có những lúc thăng trầm thậm chí là tuyệt vọng
– Tình yêu chính là sự nâng đỡ tâm hồn và hạnh phúc gia đình với nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tiếp thêm cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới trong sáng tác của mình
– Lưu Quang Vũ qua đời trong khi tài năng đang độ chín, cả gia đình ông đều bị cướp đi tính mạng trong một vụ tai nạn.
b. Sự nghiệp
– Tác phẩm tiêu biểu của ông là: Sống mãi tuổi 17, nàng Xita, Bệnh sĩ…
-> Lưu Quang Vũ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch, được đánh giá là một nhà soạn kịch tài năng nhất của Việt Nam.
– Không chỉ viết kịch mà ông còn làm thơ: Hương cây, mây trắng của đời tôi.
“Có những lúc tâm hồn tôi rách nát
Như chiếc gương chẳng biết soi gì”
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào băn 1981 công diễn lần đầu tiên năm 1984
b. Ví trí
– Nằm ở cảnh 7 của đoạn kịch. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch , đồng thời là lúc xung đột trung tâm được đẩy lên đỉnh điểm.
II. Đọc hiểu văn bản
a. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
– Trong tâm trạng buồn bã đến cùng cực hồn Trương Ba thoát khỏi xác anh hàng thịt kềnh càng thô lỗ và cuộc đối thoại giữa hồn và xác diễn ra ở đây
– Hồn nêu lên những lý tưởng cuộc đời mình:
• Vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, xác chỉ là xác thịt âm u đui mù.
• Hồn phủ nhận những lý lẽ dẫn chứng mà xác đưa ra
• Hồn cho rằng đó là những ý nghĩ ti tiện không thể chấp nhận được.
– Xác cũng có những lý lẽ riêng của mình.
• Xác khẳng định hồn sẽ vô ích thôi khi không thể tách rời tôi được đâu hai ta đã hòa vào làm một.
• Xác chứng mình sức ảnh hưởng ghê gớm của mình đối với hồn, đôi khi còn lấn át cả hồn thanh cao kia.
• Xác tìm ra giải pháp rằng: hồn cứ nghĩ mình thanh cao, thánh thiện còn những điều gì xấu thì cứ đổi hết cho xác là được.
-> Sau cuộc đối thoại này hồn dần dần đuối lý và ông chấp nhận trở lại xác.
-> ý nghĩa của đoạn hội thoại ấy là Trương Ba được sống trở lại những đó là cuộc sống đáng hổ thẹn, sống chung trong cái dung tục thì chắc chắn sẽ bị nó chế ngự. Cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần con và phần người. Không những thế mỗi con người phải sống cân đối giữa phần con và phần người.
b. Cuộc hội thoại của Trương Ba với những người thân trong gia đình.
– Hội thoại với người vợ của mình.
• Vợ Trương Ba buồn bã đau khổ vì ông đâu còn là ông nữa. Bà quyết định ra đi để nhường ông Trương Ba cho vợ anh hàng thịt.
– Cuộc hội thoại với chị con dâu.
• Hiện tại chị là người thấu hiểu ông nhất thế nhưng trước tình cảm gia đình chị vẫn không thể nói hộ ông Trương ba được. Chị nhận ra sự thay đổi không thể chấp nhận được của bố chồng.
– Hội thoại với cháu gái mình.
• Đứa cháu gái mà ông hết mực yêu thường, nó cũng yêu thường ông vô cùng nhưng kể từ ngày ông được sống lại thì nó không còn yêu thương ông nữa.
• Nó khước từ tình cảm của ông, nó khóc thảm thiết, nó không chấp nhận người ông có đôi chân to bè đã giẫm nát cây sâm quý của ông nó. Càng không chấp nhận khi ông làm gãy diều của cu Tị.
-> Trước những cuộc hối thoại ấy Trương Ba đau khổ tuyệt vong vì giờ không còn ai bên mình hiểu mình nữa, đặc biệt vì ông mà tất cả mọi người trong gia đình ai nấy cũng đau khổ. Ông thẫn thờ ngồi ôm đầu bế tắc và ông quyết định đốt hương gọi Đế Thích lên để được chết thật sự.
c. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương ba và Đế Thích
– Gặp lại Đế thích hồn Trương Ba nhất quyết khước từ mọi thứ “không bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được”.
– Lúc đầu Đế Thích hơi ngạc nhiên nhưng sau an ủi khuyên nhủ Trương Ba vì trên thế giới này chẳng cái gì tròn trịa cả.
– Đế Thích nói hồn của ông nhập vào xác thằng cụ Tị nhưng ông cũng nhất quyết không chịu. Ông đã tưởng tượng ra những cảnh tượng chớ chêu ngay sau đó.
– Cuối cùng ông đi tới một quyết định là được chết thật sự.
– Tác giả kết thúc đoạn kịch băng hình ảnh gia đình nhà ông Trương Ba lại vui vẻ như xưa, tuy ông không còn nữa nhưng ông đã bảo vệ được đời sống tâm hồn của ông một cách nguyên vẹn, hồn ông vẫn ở quanh ngồi nhà ấy.
-> Qua màn đối thoại ấy tác giả nêu lên những triết lý nhân sinh sâu sắc rằng: con người là một thể thống nhất giữa tâm hồn và thể xác vì thế cho nên không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục được. Sống thực cho ra con người không phải là điều dễ dàng. Khi sống nhờ sống chắp vá không được là mình thì cuộc sống đó thật vô nghĩa, đôi khi còn gây tai họa cho những người thân xung quanh mình và tạo cơ hội cho kẻ xấu.
III. Tổng kết
– Qua đây tác giả muốn khẳng định một điều răng được sống đã là điều hạnh phúc nhưng được sống là chính mình mới là cao quý. Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Sống phải biết dung hòa giữa linh hồn và thể xác, giữa phần con và phần người.