Soạn bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Viết bài tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau khi chiến thắng Mtao Mxây
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Mục I.1.
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào ? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào ?
Hoạt động giao tiếp của văn bản được trích dẫn diễn ra giữa vua Trần và các bô lão. Hai bên có quan hệ vua – tôi với nhau.
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như thế nào ? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào ?
Khi vua Trần hỏi thì các bô lão là vai người nghe, vua Trần là vai người nói ; khi các bô lão trả lời vua Trân là vai người nghe, các bô lão là vai người nói. Người nói hỏi : “Nên hòa hay nên đánh ?’’ Tương ứng với câu hỏi đó là câu trả lời của người nghe : “Đánh ! Đánh !’’.
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào ? (Ở đâu ? Vào lúc nào ? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì ?).
Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng, vua Trần hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc Nguyên Mông khi nước ta đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì ?
Hoạt động giao tiếp trên hướng vào việc bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược.
e. Mục đích của cuộc giao tiếp (hội nghị) là gì ? Cuộc giao tiếp đó có đạt mục đích hay không ?
Mục đích của cuộc giao tiếp là tìm ra một sách lược thống nhất trong cả nước, vua tôi đồng lòng trong việc đối phó với giặc Nguyên. Kết quả, mọi người đều đồng thanh xin “đánh’’, đo đó có thể nói cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
Mục I.2.
Tìm hiểu văn bản Tổng quan văn học Việt Nam
a. Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào ? (Ai viết ? Ai đọc ? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp… ?)
Ở văn bản Tổng quan văn học Việt Nam, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người nói (viết) có trình độ hiểu biết về văn học sâu rộng, nhiều tuổi hơn với người nghe (đọc) có trình độ hiểu biết về văn học cạn hơn, ít tuổi hơn (thường là học sinh).
b. Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào ? Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hằng này… ?).
Hoàn cảnh giao tiếp đó được tiến hành trong nhà trường, theo kế hoạch giáo dục của Nhà nước.
c. Nội dung giao tiếp (thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào ? Về đề tài gì ? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào ?
Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, đề tài là “Tổng quan văn học Việt Nam’’. Bao gồm những vấn đề cơ bản : Các bộ phận hợp thành của văn học viết Việt Nam ; quá trình phát triển của văn học Việt Nam ; con người Việt Nam qua văn học.
d. Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phía người đọc) ?
Mục đích giao tiếp là thông qua văn bản, người viết trình bày một cách tổng quan các vấn đề của văn học Việt Nam và người nghe, là học sinh, có thể nắm được những vấn đề được trình bày.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật ?
- Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng nhiều thuật ngữ văn học.
- Cách thức giao tiếp : dùng văn phong khoa học, cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Kết cấu văn bản rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.