Hướng dẫn soạn bài em bé thông minh (Truyện cổ tích) :
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Xem ghi nhớ (SGK trang 74).
Câu 2 & 3. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
(1) – Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
- Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
- Quan bí.
(2) Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
(3) Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.
(4) Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Câu 4. Qua 4 lần thử thách tài năng, trí thông minh của em bé càng sáng ngời. Lúc đầu là tên quan bị thua trí, hai lần sau nhà vua cũng bị thua, lần cuối cùng với sứ thần ngoại quốc, em bé đã dùng trí khôn ngoan học được của dân gian, dân tộc mình đối lại. Quả là thông minh hoàn hảo.
Câu 5. Ý nghĩa.
- Đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống.
- Trí thông minh nhờ tiếp xúc với thực tế cuộc sống mới linh hoạt và nhạy bén.