Soạn bài: Đôi mắt của Nam Cao

Đề bài: Soạn bài đôi mắt của Nam Cao
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nhà văn Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri
–    Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam,
–    Ông sinh ra trong một gia đình trung nông đông con
–    Sau khi học xong ông bôn ba nhiều nơi kiếm tiền
–    Bản thân: ông tự nhận cái mặt của mình là không chơi được tuy nhiên bên trong vẻ ngoài xấu xí của ông là một đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Ông có một tâm lòng nhân hậu nên dễ thương cảm cho những số phận bất hạnh trong xã hội đặc biệt là người tri thức và nông dân
–    Ông có quan điểm nghệ thuật rất tích cực: “nghệ thuật không nên là ánh trăng  lừa dối mà nghệ thuật phải là những tiếng lầm than thoát ra khỏi từ những kiếp lầm than kia”…
–    Sự nghiệp sáng tác:
•    Trước cách mạng tháng Tám: ông thành công với hai đề tài chính đó là bi kịch của người tri thức và người nông dân trong xã hội phong kiến thực dân tiêu biểu là các tác phẩm: Chí Phèo, Lão hạc, đời thừa, giăng sáng…
•    Sau cách mạng tháng Tám: ông chủ yếu sáng tác với đề tài về cách nhìn nhận của con người đối với cách mạng ví dụ: Đôi mắt, nhật kí ở rừng

2.    Tác phẩm:
a.    Hoàn cảnh sáng tác: Tình hình kháng chiến đang diển ra rất dữ dội chính vì thế mà Nam Cao đã viết truyện này để nhằm nói lên cách nhìn của những người nghệ sĩ về cách mạng và người dân. Đây có thể coi như một bản tuyên thề của người nghệ sĩ. Cách nhìn người nhìn đời của người nghệ sĩ rất quan trọng vì chính họ đang cầm nắm rất nhiều tinh thần của những người đọc tác phẩm của họ. Nó quyết định đến cách nhìn cũng như tình cảm của nhiều người khác
II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Nhân vật Hoàng

–    Tiểu sử về nhân vật này: ông là một nhà văn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết lách là một tiền bối của nhà văn Độ
–    Hoàn cảnh sống của nhà văn Hoàng:
•    Trước khi đi tản cư nhà văn Hoàng sống ở Hà Nội, anh có một ngôi nhà lớn tại hà nội
•    Khi về tản cư Hoàng vẫn giữ được nếp sống đầy đủ tiện nghi không thiếu thứ gì
+ Hoàng tản cư về sống trong một ngôi làng nhỏ nhưng tại đây Hoàng không giao tiếp với ai
+ nhà Hoàng vẫn ăn uống đầy đủ như không có chuyện gì xảy ra
+ Thậm chí còn chó của nhà ông mỗi ngày vẫn có thịt bò mà ăn trong khi người dân thì miếng rau cũng thiếu
+ Nhà Hoàng nhà cao cửa rộng, cánh cổng lớn cao mỗi khi ai cần gì thì phải gọi trước mới mở không thì sẽ không vào được mà thậm chí có khi bị  con chó yêu quý của Hoàng xử lý rồi

->    Đây là một lối sống ích kỉ chỉ biết đến mình không quan tâm đến mọi người xung quanh chết đói hay ra sao chỉ cần biết đến những người nhà mình. Cách mạng thì đang thiếu thốn nhân dân cả nước phải đóng góp nhiều lắm cho chiến tranh thế nhưng Hoàng thì chẳng cần biết chiến sự như thế nào mà chỉ lo cho nhà của mình
–    Ngoại hình của Hoàng: dù chiến tranh nhưng khệnh khạng to béo
–    Quan điểm của Hoàng khi nói về người dân và cách mạng
•    Anh cho rằng người dân chẳng làm được gì, chỉ là những con người ngu dốt , lỗ mãng, ích kỉ, tham lam bần tiện vừa ngố vừa nhặng xị. Ai giết một con gà thì ngày mai cả làng biết, làm tự về nhưng đánh phần một mẩu giấy cũng mất 15phut thế mà đi đâu cũng hỏi giấy. -> đây là một quan điểm sai lệch, biết rằng những điều hoàng nhận thấy là đúng nhưng Hoàng chỉ nhìn một phía chỉ nhìn thấy cái không tốt mà không nhìn thất cái tốt của họ. Họ tuy lắm chuyện hóng hớt ngu dốt một tí nhưng họ còn biết xả thân vì cách mạng, tin vào Đảng còn Hoàng thì không
•    Quan điểm về cách mạng: anh không tin rằng những người nhân dân như thế khi làm cách mạng có thể thành công. Anh không tin vào cách mạng nước ta thành công đồng nghĩa với việc không tin theo sự lãnh đạo của Đảng -> điều này thì thật đáng buồn cho một người nghệ sĩ
->    Tóm lại nhân vật Hoàng hiện lên là một nhà văn ích kỉ chỉ biết sống cho mình, không ủng hộ hay phản đối cách mạng dửng dưng trước thời cuộc, không có trách nhiệm với đất nước của mình chỉ biết nhìn vào điều xấu của nhân dân
2.    Nhân vật Độ
–    Nhà văn không dành nhiều câu văn cho Độ mà anh chỉ xuất hiện là một nhà văn sau thời của Hoàng
–    Anh đến thăm Hoàng và lắng nghe những gì Hoàng thôi, nhân vật này được xây dựng để làm nổi bật lên hai cách nhìn khác nhau về người nông dân và cách mạng.

soan bai doi mat cua nam cao

–    Tính tình của Độ: hiền lành, không đồng tình với Hoàng nhưng cũng không nói bởi biết có nói thì Hoàng cũng chẳng chịu thay đổi
–    Ngoài hoạt động nghệ thuật anh còn tham gia cách mạng  anh là người có trách nhiệm thương yêu người dân, nhìn vào những điều tốt của họ
->    Độ là đại diện cho những nhà văn không chỉ hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn hoạt động trên lĩnh vực cách mạng đấu tranh. Anh nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước và có cái nhìn đa chiều hơn với người nông dân, đồng cảm với họ, thông cảm cho những điều không tốt ở họ
III.    Tổng kết
–    Nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công hai nhân vật để từ đó ta đặt ra được một vấn đề đó chính là đó là cách nhìn nhận của những người nghệ sĩ những người cầm bút viết bài. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện đặc sắc chúng ta phân biệt được đâu mới là cách nhìn nhận đúng và đâu là cách nhìn nhận sai

 

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Đôi mắt của Nam Cao