Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận
Soạn bài luyện tập về cách tránh một số lỗi về logic (nâng cao)
A. Kiến thức cơ bản
I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu hai ngữ liệu sau.
a. Ngữ liệu (1) trình bày giản dị, rõ ràng,ngắn gọn nhưng ít hấp dẫn.
Ngữ liệu (2) diễn đạt hình tượng nhưng quá chi tiết, hơi rườm rà: còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù.
b. Dùng từ ngữ không chính xác, không phù hợp đối tượng nghị luận: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh, vượt thoát qua chấn song.
Sửa từ nhàn rỗi thành thư thái.
Sửa: Bác vốn chẳng thích làm thơ thành Bác chưa bao giờ tự cho mình là một nhà thơ.
Sửa vẻ đẹp lung linh thành vẻ đẹp cao quý.
Sửa vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù thành ở ngoài lao.
2. Tìm hiểu ngữ liệu sau.
Cách dùng từ của Xuân Diệu vừa giàu hình tượng biểu cảm. Những hình ảnh được nhắc đến rất cụ thể sinh động, giàu chất thơ nhưng lại mang tính ẩn dụ, khái quát cao: tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai là muốn nhắc đến thơ Thế Lữ – tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát li vào tiên giới; điệu ái tình là muốn nhắc đến thơ Lưu Trọng Lư – tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát li vào tình yêu; lời li tao được sử dụng như một điển tích, ý muốn nhắc đến khuynh hướng lãng mạn đắm chìm trong cái tôi…
Những từ in đậm cho thấy Xuân Diệu có sự đồng cảm sâu sắc với Huy Cận và nói được đặc điểm thơ Huy Cận: u buồn, sầu nhớ mênh mông.
3. Sửa lỗi dùng từ.
Nhận xét:
- Dùng từ khuôn sáo: vĩ đại, kiệt tác.
- Dùng từ, ngữ thiếu chính xác: tranh chấp.
- Dùng từ, ngữ thiếu trong sáng, dùng ngôn ngữ nói: quá trình con người sống, người ta ai mà chẳng phải sống, thế mà thôi, phát bệnh.
HS tự sửa và viết lại.
4. Khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý:
- Chính xác đối với đối tượng văn nghị luận, đúng phong cách.
- Tránh dùng từ khuôn sáo, dùng ngôn ngữ nói.
- Nên dùng từ ngữ gợi cảm, giàu hình tượng nhưng phải hết sức thận trọng.
- Sử dụng các phép tu từ từ vựng hợp lí.
II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
1. Tìm hiểu các ngữ liệu sau.
Ngữ liệu (1) chỉ sử dụng câu tường thuật nên cách diễn đạt hơi đơn điệu.
Ngữ liệu (2) sử dụng nhiều kiểu câu: tường thuật, hỏi, cảm thán. Sử dụng câu ghép: nếu… thì…, câu có thành phần đề ngữ. Do đó cách diễn đạt tương đối hấp dẫn.
Đoạn văn còn sử dụng phép tu từ cú pháp là câu hỏi tu từ và phép lặp cú pháp: Cái chết… Phép lặp cú pháp nhấn mạnh bi kịch và bài học rút ra từ sự sai lầm của Trọng Thủy.
2. Tìm hiểu ngữ liệu sau.
Đoạn văn chủ yếu sử dụng kiểu câu tường thuật – câu tả. Hiệu quả là gợi ra hình ảnh sống động và tác động vào trí tưởng tượng của bạn đọc về bức tranh và cuộc sống vùng quê của nhà thơ Nguyễn Bính.
Câu Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng rất ngắn gọn, vừa khái quát nỗi gian khổ của quê hương đã nói ở trên, vừa thể hiện cảm xúc của Nguyễn Bính với quê hương, lại vừa thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của Tô Hoài đối với nhà thơ.
3. Tìm hiểu các ngữ liệu sau.
Ngữ liệu (1): Thành phần trạng ngữ quá dài, nên chuyển qua thành phần vị ngữ để nội dung diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn.
Ngữ liệu (2): Thành phần vị ngữ quá dài, nên tách thành nhiều câu đơn.
4. Khi sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần chú ý:
- Sử dụng kết hợp nhiều câu trong bài để giọng văn linh hoạt.
- Các thành phần cú pháp được sử dụng hợp lí để cho câu văn mạch lạc, nội dung diễn đạt rõ ràng, dễ tiếp thu.
- Sử dụng phép tu từ cú pháp để bộc lộ thái độ, cảm xúc khi viết.
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.
1. Tìm hiểu các ngữ liệu sau
a. Cả ba ngữ liệu đều có giọng điệu khẳng định chắc chắn vấn đề nghị luận: tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào ta và tư tưởng yêu đời ham sống của Hàn Mặc Tử.
b. Ngữ liệu (1) thể hiện thái độ căm thù qua cách xưng hô: chúng, qua câu văn ngắn, giọng đanh thép và phép lặp cú pháp. Ngữ liệu (2) có giọng điệu thân mật qua cách xưng hô: anh, và cách diễn đạt nêu phản đề – bác bỏ nên hình thức đối thoại gần gũi.
c. Quan hệ giữa người viết với đối tượng nghị luận, nội dung nghị luận chi phối đến việc dùng từ, viết câu và sử dụng các phép tu từ cú pháp, từ đó sẽ tạo ra giọng điệu văn nghị luận.
2. Tìm hiểu các ngữ liệu sau.
a. Ngữ liệu (1) có giọng điệu hùng hồn, hô hào, thúc giục với cách dùng từ: hỡi, thà… chứ nhất định, không, phải và kiểu câu cảm thán, câu văn ngắn giọng chắc.
Ngữ liệu (2) có giọng điệu dạt dào cảm xúc nhờ từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như: nguồn sống, say đắm, nồng nàn, bi đát… và sử dụng phép điệp từ, câu văn kéo dài vị ngữ nên mềm mại.
b. Cách sử dụng lớp từ ngữ đồng chức năng, cùng thường khái niệm. Kiểu câu dài ngắn khác nhau… sẽ góp phần tạo ra giọng điệu.
3. Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận là thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết thông qua việc dùng từ, đặt câu và sử dụng các phép tu từ từ vựng và cú pháp.
Ghi nhớ (SGK)
B. Luyện tập
1. Tìm hiểu các ngữ liệu sau.
Trong đoạn văn viết về Tú Xương, Nguyễn Tuân sử dụng câu ghép tương phản: muốn… mà lại (không), phối hợp với cách dùng từ cổ và từ giàu sắc thái biểu cảm nên giọng điệu vừa cảm thông vừa cay đắng.
Trong đoạn văn viết về quyền làm chủ nước Việt Nam của người Việt Nam sau bao nhiêu ăm đấu tranh thắng lợi, Hồ Chí Minh đã sử dụng câu tường thuật, câu ngắn gọn nên giọng chắc khỏe, sử dụng từ xưng hô: nước ta, dân ta đầy tự hào; phép điệp ngữ: sự thật là nên giọng điệu chung là hùng hồn.
Trong đoạn văn viết về nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải, Vũ Hạnh sử dụng câu ghép so sánh, cách gọi tên nhân vật: Kiều, Từ tạo ra giọng điệu thân mật, cảm thông trân trọng.
2. HS tự làm.