Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

1.   Tìm hiểu đề văn nghị luận:

Câu 1: (Sgk. tr 21)

a.   Có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

b.   Căn cứ: Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Bởi thể có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận.

c.   Ý nghĩa của tính chất đề văn với việc làm văn:

  • Định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra) và định hướng thái độ của người viết khi nghị luận.
  • Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

Câu 2: (Sgk. tr 22)Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ.  

  •  Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.
  •  Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.
  •  Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.
  •  Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.
Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

2. Lập ý cho đề văn nghị luận:

Đề văn Chớ nên tự phụ.

Câu 1:Xác lập luận điểm:

–     Trong cuộc sống không nên tự phụ – tự phụ gây tai hại lớn

Câu 2:Tìm luận cứ:

  • Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)
  • Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)

Câu 3:Xây dựng lập luận:

  • Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.
  •  Suy ra tác hại của tự phụ.
  • Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

II.  GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP

Tìm hiểu và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người. (Sgk. tr 23, 24 tập 2)

  • Tìm hiểu đề:
    • Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.
    • Bàn luận về vấn đề nghị luận: vai trò của sách đối với đời sống của con người. Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ – hiện tại – tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ, tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
    • Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.
  • Lập ý:
    • Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”.
    • Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.
    • Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự việc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.
    • Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.

Thảo luận cho bài: Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận