Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liêu:

Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích trong văn xuôi

I. Tìm hiểu phần tiểu dẫn.

       1- Tác giả:

– Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, quê ở tỉnh Kiên Giang.

– Tham gia cách mạng từ 1945.

– Từ năm 1954 – 1975, ông làm báo, viết văn ở Sài Gòn.

– Sau 1975 ông hoạt động văn nghệ ở TP Hồ Chí Minh.

– Tác phẩm chính: sgk

2- Tác phẩm:

– Tác phẩm được trích từ tập “ Hương rừng Cà Mau” ( gồm 18 truyện ngắn ).

– Nội dung: sgk.

2. Tìm hiểu tác phẩm.

1- Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ:

– Thiên nhiên: + Rừng tràm xanh biếc.

+ Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn.

+ Ở ngọn rạch Cái Tàu có ao cá sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”.

– Con người:   + Cần cù, mưu trí, gan góc, kiên cường.

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

+ Có sức sống mãnh liệt.

+ Đậm sâu, ân nghĩa. ( Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị “hùm tha bắt sấu”, họ vượt lên gian khó hiểm nguy bằng tài trí và sức mạnh của mình,…)

2- Tính cách và tài nghệ của nhân vật Năm Hên:

– Là “người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo”, nghe đồn đại về ao cá sấu, ông  bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với vỏn vẹn “một lọn nhan trần và một hũ rượu”:

+ Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người đã chết

+ Hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh để bắt giết cá sấu.

– Ông đào sẳn đường thoát, đốt cháy sậy đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng một khúc mốp “dính chặt hai hàm răng”, ông dùng mác xắn lưng cá sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về.

– Ông Năm Hên thật giàu tình thương, rất mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, dũng cảm.

     3. Nghệ thuật:

– Lối dẫn truyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.

– Chỉ qua vài nét, tính cách nhân vật được thể hiện rõ.

– Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ.

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Thảo luận cho bài: Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ