Soạn bài Bạn đến chơi nhà

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Bạn đến chơi nhà bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất.

Mục tiêu:

– Thấy được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ
– Nắm vững hơn về thể thơ thất ngôn bát cú
– Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích thơ Đường luật
– Giáo dục tình bạn đằm thắm, trung thực, hồn nhiên
Giới thiệu:
Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn KHuyến là bài thơ thuộc thể loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là bài hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm đường luật Việt Nam nói chung.
I. Tìm hiểu chung.
   1. Tác giả: 
– Nguyễn Khuyến ( 1835-1909) lúc nhỏ tên Thắng.
– Đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình (Thường gọi: Tam Nguyên Yên Đổ)
– Quê: làng Yên Đổ- huyện Bình Lục – Hà Nam. Nhà nghèo nhưng thông minh, học giỏi đỗ đầu ba kì thi. Phần lớn cuộc đời sống ở quê (trừ 10 năm làm quan)
– Sự nghiệp thơ ca: hầu hết sáng tác sau lúc làm quan xấp xỉ 400 bài ( thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán + chữ Nôm)
– Sáng tác xoay quanh ba nội dung chính
+ Bộc bạch tâm sự của mình.
+ Viết về cảnh vật, cuộc sống quê hương.
+ Chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội.
– Đặc điểm thơ: đưa chất trào phúng vào thơ chữ Hán, dùng “điển cố” lấy từ ca dao.
– Thơ Nôm: ngôn ngữ giản dị, tinh tế, kín đáo, thâm trầm
– Là nhà thơ của làng quê Việt nam
   2. Tác phẩm.
– Tác phẩm ra đời khi ông cáo quan về ở ẩn ở vườn cũ.
– Là bài thơ mang cái hồn xanh của vườn tược và một tình bạn được thể hiện hết sức độc đáo.
II. Tìm hiểu chi tiết.
    1. Câu thơ đầu.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
– Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên như một lời chào hỏi
– Câu thơ tách ra, nổi lên thời gian xa cách -> tôn thêm niềm vui gặp gỡ
– Xưng hô: bác: thân tình không cách biệt
-> Mở đầu là tiếng chào hồ hởi thân tình của hai người bạn thân lâu không gặp
    2. Sáu câu tiếp theo.
Trẻ đi vắng, chợ xa
– Lời nói đùa vui với khách bằng cách đưa ra tình huống oái oăm
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
Trầu không có.
Có phải tác giả muốn than nghèo với bạn không?
– Không phải than nghèo vì mọi cái đều có nhưng chưa sử dụng được chứ không phải không có, mà muốn tiếp bạn bằng cây nhà lá vườn, bằng tấm chân tình song tất cả đều không có.
– Giọng thơ hóm hỉnh -> cường điệu hoá sự việc-> nụ cười vui hóm hỉnh của tác giả.
    c. Câu thơ cuối.
Bác đến chơi đây ta với ta
– Câu thơ cho thấy sự gắn bó chân thành, một tình bạn đẹp đẽ vượt lên trên tất cả.
So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” và cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” em thấy có gì giống nhau và khác nhau?
– Cùng cụm từ, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
– Trong bài “ Qua Đèo Ngang” cả hai từ “ ta” đều chỉ tác giả -> sự cô đơn
– Bài “ Bạn đến chơi nhà” chỉ chủ nhà và khách nhưng không phân biệt được từ nào chỉ chủ và từ nào chỉ khách -> sự thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
Có thể thấy cụm từ “ ta với ta” là cụm từ có ý nghĩa nhất trong bài  -> tình cảm đậm đà sâu sắc của những người lấy sự chân thành, hiểu nhau, thông cảm cho nhau là điều quý giá hơn mọi phẩm vật khác.

Thảo luận cho bài: Soạn bài Bạn đến chơi nhà