Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ, đồng thời cũng là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Có lẽ vì thế, nó sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Mục lục soạn văn, soạn bài, học tốt ngữ văn lớp 7

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: Đỗ Phủ (712 – 770), là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.

Ông được coi là thi thánh.

Thơ ông thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.Nêu hiểu biết về tác giả?

10-755 ông được bổ chức Hữu vệ suất phủ trụ tào tham quân( quản lí kho vũ khí). 11-755 An Lộc Sơn dấy binh làm phản. 6-756 Vua Đường chạy vào đất Thục, ông đi tìm triều đình nhưng bị quân An Lộc Sơn bắt giam ở Trường An. Ông đã trốn được và tìm đến yết kiến vua Đường Túc Tông được vua Đường phong làm tả thập di ( gián quan).Năm 759 để tránh hoạ loạn An Lộc Sơn, và không được vua tin dùng ông đã từ quan đưa gia đình về  sống ở thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.Năm 960 ông được bạn bè giúp đỡ dựng một ngôi nhà tranh bên khe Cán Hoa Ở Thành Đô.Năm 768 ông định về quê nhưng vì quá nghèo khổ và bệnh tật nên cứ lưu lạc mãi đến Hồ Bắc.Năm 770 ông bệnh nặng qua đời trên một con thuyền rách nát trên sông Tương. Ông để lại 1459 bài thơ.

Thơ ông thể hiện khí phách trầm hùng , phản ánh một cách sinh động sâu sắc hiện thực xã hội trước và sau loạn An Lộc Sơn. Thơ ông được gọi là thi sử.

2. Tác phẩm:

– Năm 760 được bạn bè dựng cho ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía tây thành đô, Nhà vừa dựng xong được mấy tháng bị gió thu phá nát.

– Thể thơ: Thơ tự do cổ thể (ra đời trước đời Đường: vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng).

3. Đọc – tìm hiểu chú thích

Giọng vừa kể vừa tả bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ.

Chú ý ngắt nhịp, đọc diễn cảm.

4. Bố cục: 2 phần

– 18 câu đầu: Nỗi khổ, nghèo và lời than thở vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.

+ Đ1: Kể – tả về việc gió thu thổi bay mái nhà tranh.

+ Đ2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.

+ Đ3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.

– 5 câu cuối:

+ Đ4: Mơ ước của nhà thơ.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Cảnh nhà bị gió thu phá

–  Gió bão thét gào của mưa thu. Mưa dai dẳng và kéo dài, thêm thời tiết lạnh.

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,          

 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

 Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.

=> Hình ảnh miêu tả gợi 1 cảnh tượng tan tác, tiêu điều.

Tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà đang bị phá => Bất ngờ, tiếc nuối xót xa.

Khổ 2: Cảnh trẻ con cướp giật tranh.

Cảnh trẻ con cướp giật tranh được miêu tả qua câu thơ nào ?

Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà. Vì chúng khinh ta già không sức=> câu thơ đau đớn đến nghẹn ngào, nhà thơ đành nhẫn nhin trước đám trẻ

Bọn trẻ có đáng trách không? Vì sao?

Không. Vì XHTQ lúc này bị mục nát- trẻ đói khát, chết rét, thất học tràn lan,=> cuộc sống cùng cực làm thay đổi tính cách của tre thơ.=>  khắp đất nước trung Quốc thời bấy giờ li loạn

Cảnh tượng này gợi cho ta thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ như thế nào ?

Nhà bị bão làm đổ, tranh bị bọn trẻ cướp giật nhà  thơ đã làm gì?? Ở đây nhà thơ có căm hận lũ trẻ không?

Ông không hề căm hận lũ trẻ , ông kể lại như thế để nói lên cảnh sống của người dân Trung Quốc khốn cùng.Nếu nhà thơ không khốn cùng thì đâu tiếc mấy tấm tranh xơ xác, lũ trẻ không khốn cùng thì chúng cũng không lao vào cuồng phong giật mất tấm tranh nát của một ông già. Đây là nét phác cho đoạn kết, một khát vọng cao cả.

-> Hình ảnh Già yếu, tội nghiệp, đáng thương.

Khổ 3: Cảnh nhà thơ ướt lạnh trong đêm

Miêu tả kết hợp biểu cảm.

– Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.

=> Gợi 1 không gian lạnh lẽo bị bóng tối dày đặc bao phủ.

=>  Liên tưởng tới 1 XH đen tối, bế tắc, đói khổ.

Cảnh trời đất tối sầm vừa nhuốm màu tâm trạng thảm sầu của con người, như dự báo tai hoạ sắp ập đến ? Câu thơ tiếp tục miêu tả nỗi khổ gì của tác giả?

– Mưa thu dầm dề, kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh lại càng thêm lạnh, nhà thì dột khắp chẳng khác chi ở ngoài trời.,Tấm chăn cũ  bở bục bị con nằm dạp rách nát không còn giữ được hơi ấm.

Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ như thế nào ?

=> Gia đình nghèo khổ, túng bấn, không có lối thoát.

Trước hoàn cảnh đó nhà ông còn có nỗi khổ nào?

Mãi chưa sáng, mãi không tạnh, ông trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, thương con , thương mình, thương cho nỗi thống khổ của cả xã hội Trung Quốc, tác giả mong sao cho xã hội thay đổi.Nỗi thống khổ của ông đã  nhân lên gấp bội,=> nỗi đau thời thế.

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho chót ?

Hai câu thơ này có sử dụng biện pháp NT gì ? Sử dụng câu hỏi tu từ có tác dụng gì ?

Câu hỏi tu từ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân đói khổ lầm than=> Nỗi đau thời thế.

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.

Biểu cảm trực tiếp.

“Ước được nhà rộng muôn nghìn gian,

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo”

=> Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và tấm lòng nhân đạo

=> XH đói nghèo, khổ cực, không có sự công bằng.

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

=> Sẵn sàng xả thân, hi sinh vì hạnh phúc chung.

Đặt nỗi khổ của người khác lên trên nỗi khổ của mình

=> Phê phán thực trạng XH bế tắc, bất công.

2.  Nghệ thuật:

– Bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, các sự kiện, sự việc nối tiếp nhau, từ đó khắc họa bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ

– Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm

3. Ý nghĩa văn bản:

Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh ngheo khổ cùng cực.

4. Giải thích tại sao văn bản này lại có tên là bài ca nhà tranh bị gió thu phá?

Bài ca: Vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả muốn cất cao tiếng hát về con người, khích lệ con người vượt lên mọi nỗi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới 1 tương lai tươi sáng. Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quí, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thi thánh”.

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá