Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả:
– HPNT sinh tại Huế, quê ở Quảng Trị.
– 1965→ 1975 gia nhập mặt trận dân tộc giải phóng Huế, sau thoát li lên chiến khu & giữ nhiều chức vụ quan trọng của cách mạng ở Huế , Quảng Trị.
– Sau 1975 ông trở lại Huế hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ.
– Là nhà htơ có phong cách nt độc đáo – sở trường về bút kí, tuỳ bút & là một cây bút uyên bác, tài hoa.
– Nhận được nhiều giải thưởng về văn xuôi.
2- Tác phẩm:
– Được rút từ tập bút kí cùng tên.
– Đoạn trích: trích một phần của đoạn đầu.
II- Đọc hiểu:
1- Vẻ đẹp của dòng sông Hương:
a- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ thiên nhiên:
– Vẻ đẹp: Phóng khoáng & man dại, rầm rộ và mãnh liệt, là một bản trường ca của rừng già → khi đi qua giữa lòng Trường Sơn.
– Có vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ” khi trở thành “ người mẹ phù sa” của vùng văn hoá đất đế đô.
– Vẻ đẹp biến ảo phản quang nhiều màu sắc của nền trời Tây Nam: sáng xanh-trưa vàng-chiều tím.
– Có vẻ đẹp trầm mặc khi chảy dưới chân rừng thông.
– Có vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi.
– Có vẻ đẹp vui tươi, mơ màng trong sương khói.
b- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá:
– Gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển → Huế là một tài nữ đánh đàn kúc đêm khuya.
+ Liên tưởng đến Nguyễn Du & truyện Kiều.
+ “ Dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà.
+ Vẻ đẹp hùng tráng như “ kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát.
+ Là nỗi hoài cổ trong lòng Bà Huyện Thanh Quan.
+ Là sức mạnh phục sinh trong hồn thơ Tố Hữu.
– Sông Hương còn là dòng sông bảo về biên thuỳ TQ thời Đại Việt, chứng kiến các cuộc khởi nghĩa, cách mạng tháng Tám, chiến dịch Mậu Thân.
c- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng tài hoa của tác giả:
Nghệ thuật so sánh và liên tưởng:
– Sông Hương như một cô gái Huế.
– Như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại.
– Như một tài nữ.
2- Vẻ đẹp tâm hồn người dân cố đô:Được nhìn qua nghệ thuật nhân hoá đối với dòng Hương.
– Có nét tính cách và tâm hồn riêng: trầm mặc, trang nghiêm, dịu dàng, sâu sắc.
– Có cái duyên riêng: tình tứ mà kín đáo, tài hoa, khéo trang sức mà không loè loẹt phô phang.
3- Nghệ thuật so sánh:
– Nt ví von-so sánh đặc sắc:
+ Chiếc cầu trắng – vành trăng non: thể hiện một nièm vui mà không ồn ào.
+ Như một tiếng vâng không nói nên lời của tình yêu: Biểu hiện sự thuận tình nhưng không nói ra vì e lệ.
+ Sử thi viết giữa màu cỏ lá: Sử thi là chiến công, là cái hùng đi với màu đỏ → sử thi mà trữ tình: nét độc đáo.
– Thể hiên rõ đặc điểm thể loại: phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, lịch sử.
III- Kết luận:
– Bài kí là sự ca ngợi dòng sông Hương & rộng hơn là vùng cố đô Huế đẹp, thơ mộng. Ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi nền văn hoá & tâm hồn ngươig Huế.
– Thể hiện tình cảm tha thiết đến say đắm của tác giả đối với cảnh và người xứ Huế.
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông