Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới

Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới

Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:

Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. Tìm hiểu chung

  1. Tác giả:

–       Sinh ngày 25/8/1911 tại Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

–       Bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925.

–      Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng không thể nào quên của Cách mạng.

Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới

Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới

Võ Nguyên Giáp was a General in the Vietnam People’s Army and a politician. Giap is considered one of the greatest military strategists of all time

–       Các tác phẩm hồi kí: “Chiến đấu trong vòng vây” (1978), “Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử” (1994).

  1. Tác phẩm:

– Thể loại: Hồi kí ( Hồi kí là ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng, nhớ lại. Người viết hồi kí thường là những người nổi tiếng: các lãnh tụ, các nhà hoạt động xã hội,….Họ thường tự kể: về cuộc đời mình, về những sự kiện lịch sử tiêu biểu,…

– Tác phẩm là cuốn hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà văn Hữu Mai thể hiện. Nội dung phần trích: tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, thử thách với toàn Đảng toàn dân ta, đó là những ngày đầu của nước VN mới.

  1. Bố cục: đoạn trích gồm 4 phần.

– Đoạn 1: ( từ đầu đến ập vào miền Bắc ) Từ thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc từ thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về “ giờ phút hiểm nghèo” của đất nước VN mới.

– Đoạn 2: ( tiếp theo đến  thêm trầm trọng ): Những khó khăn mọi mặt của đất nước tưởng khó có thể vượt qua.

– Đọan 3: ( tiếp theo đến ba trăm kilôgam vàng ): Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.

– Đoạn 4: ( còn lại ): Hình ảnh Bác Hồ như sự tượng trưng cho một chính thể mới, một nhà nước mới, do dân vì dân.

II. Hướng dẫn tìm hiểu phần trích:

1- Điểm nhìn: Tác giả xuất phát từ điểm nhìn hiện tại là bối cảnh của đất nước năm 1970 ( thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng cam go và khốc liệt )

2- Những khó khăn, nguy nan của nước VN mới:

-Nước VN dân chủ mới ra đời như một sinh mệnh “ nằm giữa bốn bề hùm sói”.

– Mọi phương thức hoạt động của Đảng phải bí mật.

– Chính quyền thành lập nhiều ngày nhưng chưa nước nào công nhận.

– Tình hình kinh tế khó khăn, tài chính nguy ngập, đời sống nhân dân xuống thấp→ làm cho khó khăn càng thêm trầm trọng.

3- Những quyết sách để đưa đất nước vượt qua gian khổ:

– Củng cố để giữ vững chính quyền cách mạng: giải tán chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới.

– Mở rộng đoàn kết toàn dân, thực hiện công nông chuyên chính, công bố dự án hiến pháp toàn dân.

– Thi hành những chính sách mới về kinh tế, văn hoá.

– Nâng cao năng lực tài chính cho đất nước.

→ Với sự chỉ đạo sâu sát của Đảng và Chính phủ đã làm nội lực của nước VN mới tăng lên nhanh chóng.

————————————————————-

Câu 1: Bố cục ( như trên)
Câu 2:
– Điểm nhìn hiện tại là đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. So với 25 năm trước thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của ta đã khác. Năm 1945 là “Thời kỳ làm mưa, làm gió của các nước đế quốc”. “Gần 2 chục vạn … miền Bắc”, còn bây giờ 1970, mỗi hành động kẻ cướp… trừng phạt, Mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ… hoài công vô ích”. 1945, Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông Dương khi đó mang tên In đô Xi A của Pháp, còn bây giờ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã là một đất nước tự do.
Câu 3: Nước Việt Nam vừa mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn. Đảng phải hoạt động bí mật, các đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính quyền cách mạng mới, “chưa được nước nào công nhận”. Kinh tế hết sức khó khăn: Ruộng, đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán đình trệ, hàng hóa khan hiếm, ngân khố chỉ còn một triệu bạc sách. Nạn thất nghiệm nhiều, nạn đói, dịch tả phát sinh trở lại.
-> “Ngàn cân treo sợi tóc” Pháp xâm lược ở Nam Bộ làm cho càng khó khăn, thách thức lớn.
Câu 4:
– Trước hết là phải cải cách chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (thực dân phong kiến), xây dựng bộ máy chính quyền mới từ hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban hành chính tới Trung Ương là quốc hội. Toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án hiến pháp, thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải thu tô 25 %, xóa nợ cho nhân dân, học chữ quốc ngữ, hệ thống thi cử miễn phí, hưởng ứng “tuần lễ vàng”.
Câu 5: Đó là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lao động Đảng và Chính Phủ, người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to, gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho thấy một nét đẹp sáng ngời và cao cả của bác là toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước: “ở người, mọi vấn đề, … tình cảm”. Để chính quyền mới còn tội tại và lớn mạnh dần. Bác chủ trương xây dựng “mối quan hệ … nhân dân”. Bác đề ra 3 mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, diệt … ngoại xâm”.
Câu 6: Tác giả trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lao động Đảng và Chính Phủ. Sự kiện mang tính toàn cảnh, phác họa những nét lớn, tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của những người lao động Đảng và Chính Phủ – >Tác phẩm này gần như là cuốn sử của cả một dân tộc.

Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới

Thảo luận cho bài: Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới