Soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tác phẩm sử dụng cao độ nghệ thuật nhân hóa, mĩ lệ hóa, thi vị hóa., mạch văn có sự liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng, đẹp đẽ…
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937
– Ông sinh ra tại Huế vì thế ông gắn bó sâu sắc với Huế
– Là người có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là sử học, địa lý văn hóa ở Huế
b. Sự nghiệp
– Ông viết rất nhiều tác phẩm: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, rất nhiều ánh lửa, ai đã đặt tên cho dòng sông…
– Phong cách nghệ thuật: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm tài hoa
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ ngọc Tường được viết tại Huế, vào ngày 4-1-1981, sau đó in trong tập sách cùng tên
b. Bố cục: 3 phần
– Đoạn trích nằm ở phần 1, và tóm tắt phần 2,3
– Bố cục đoạn trích: 2 phần
• Phần 1; từ đầu đến quê hương xử sở: thủy trình của sông Hương
• Phần 2: còn lại: dòng sông của lịch sử thơ ca
II. Phân tích
1. Thủy trình của Hương Giang
a. Sông Hương ở vùng thượng lưu
– Sông Hương nằm vùng thượng lưu mang một vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt như bản trường ca của rừng già, hoang dại bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng đằm thắm
• Sông Hương như bản trường ca của rừng già
• Vẻ đẹp dịu dàng say đắm với những sắc màu rực rỡ
-> Nghệ thuật so sánh kết hợp với những câu văn dài, thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp với động từ mạnh tạo nên âm hưởng mạnh mẽ
• Vẻ hoang dại : sông Hương giống như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại
• Sông Hương như một bà mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở
-> Ngay từ đầu bài văn tác giả đã như khoe ra cái bút pháp tài hoa của mình.nhà văn tạo ra những liên tưởng lý thú xác đáng, ngôn từ gợi cảm. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn về một con sông mang linh hồn của sự sống
b. Sông hương ở ngoại vi thành phố Huế
– Dưới ngòi bút của HPNT sông Hương như một cô gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nàng ngủ mơ màng mong người tình đến đánh thức
• Với kiến thức địa lý tác giả đã miêu tả tỉ mỉ về sông Hương chuyển dòng một cách liên tục uốn mình với những đường cong thật mềm mại
• Sông nước sông Hương thay đổi theo ngày: sớm xanh trưa vàng chiều tím
• Hình dáng như tấm lụa mềm mại trên cơ thể người thiếu nữ
-> Sông Hương hiện lên nét trầm mặc cổ kính như triết lý cổ thi. Vận dụng kiến thức về văn hóa văn học tác giả đã tạo cho người đọc vẻ đẹp trầm mặc như triết lý cổ thi “Đi giữa sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sống hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như nép mình bên giấc ngủ nghìn thu của vua chúa
c. Sông Hương chảy vào thành phố Huế
– Cuối cùng sông Hương đã đến được với thành phố của mình, con sông mang một vẻ đẹp độc đáo
– Sông Hương như một điệu slow tình cảm của Huế
– Lưu tốc của con sông khác hẳn với dòng sông khác. Phải chăng vì quá yêu thành phố của mình, con sông Hương muốn nhìn ngắm thành phố của mình lâu hơn trước khi rời xa nó. Đó là tình cảm của dòng sông hương với Huế hay chính la tình cảm đăc biệt mà HPNT dành cho sông Hương và xứ huế
– Sông Hương như người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya. Viết về sông Hương giữa lòng thành phố Huế tác giả không quên những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng. ở góc độ âm nhạc tác giả gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn
– Sông Hương được ví như người tình dịu dàng và thủy chung
2. Dòng sông của lịch sử, thơ ca, cuộc đời
– Lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc
– Cuộc đời: sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng, giản dị của một cô gái
– Thi ca: trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ nhà văn
3. Nhan đề
– Bài kí kết thúc bằng cách lý giải về tên của dòng sông qua một câu hỏi đầy trăn trở. Nhà văn đã chọn một cách lý giải ấn tượng đầy chất trữ tình bằng một huyền thoại
– Mượn huyền thoại này để giải thích câu hỏi của nhan đề. Qua đó nhà văn muốn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của sông Hương
III. Tổng kết
– Bài kí là kết tinh vẻ đẹp của dòng sông Hương, nó vừa mang vẻ mãnh liệt dữ dội lại vừa mang vẻ đàm thắm kiêu sa, mơ màng như một người con gái đẹp.
– Nhà văn hấp dẫn người đọc bằng bút pháp tài hoa trữ tình của mình. có thể nói nhà văn đã tạo nên một trang văn đẹp về dòng sông Hương