Đề bài: So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. Từ đó nêu lên vẻ đẹp cô điển mà hiện đại của bài Mộ.
DÀN BÀI CHI TIẾT
I. So sánh
2. So sánh hình ảnh buổi chiều trong bài Mộ và trong khổ cuối bài Tràng giang
+ Giống nhau:
– Đều dùng thi liệu cổ điển phương Đông cánh chim chiều, mây (chòm mây, núi
mây).
– Đều đượm buồn, vắng lặng, cô đơn.
– Đều mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng.
+ Khác nhau:
– Tràng giang có thêm hình ảnh “con nước” buồn; không có biểu tượng của sự sông (“không khói hoàng hôn”).
– Mộ: sau cảnh chiều muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh là cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa hồng rực sáng trong lò than.
2. So sánh cảm xúc của chủ thể trữ tình
+ Giống nhau: Đều buồn lắng, cô đơn trước thiên nhiên trong thời khắc của ngày tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cảnh và tình).
+ Khác nhau:
– Một người buồn vì nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí trong cảnh tù đày xa xứ một người buồn vì nhớ nhà trong cái “tòi” bé nhỏ của thi nhân lãng mạn khi đứng trước Tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng đi cho đời mình.
– Một người chỉ cô buồn, vá nỗi buồn đó ngày càng sâu thăm thẳm khi không tìm thấy biểu tượng của sự sống; một người không chỉ có buồn mà còn có niềm vui khi chứng kiến và hòa vào với niềm vui cuộc sống của con người.
– Sự giống nhau là do tư chất nghệ sĩ của hai nhà thơ, còn sự khác nhau do một người là thi sĩ lãng mạn, một người là thi sĩ cách mạng.
II. Vẻ đẹp cổ điển – hiện đại của bài Mộ
1. Các yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài Mộ:
– Yêu tô cổ điển: Dùng thi liệu phương Đồng (cánh chim bay vễ từng, chòm mây trôi trên bầu trời), cùng bụt pháp chấm phá bằng hai nét vẽ để dựng, lên cảnh chiều muộn như trong một bức tranh thủy mạc (có hồn và thâm đượm tình người) Ngọn lửa rực hồng tròng đêm tối cũng là hình ảnh thường gặp trong theo cổ điển xưa.
– Yếu tố hiện dại; Cảnh sinh hoạt ấm cứng, đầy sức sống của người lao động bên xóm núi cùng với lòng thương người và yêu đời vô hạn của nhà thớ. Tứ thợ, hình tượng thơ vận động theo hướng tích cực, đi lên: từ tôi đến sáng, từ tận lụi đến sự sông, từ buồn đên vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nóng.
2. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tổ đó trong bài thơ
– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lanh mang đậm chất Đường thi càng thâm đượm nỗi buồn cửa người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.
– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thí liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sông trong thơ hiện đại.
– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.