Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Sự tích Hồ Gươm.
Hướng dẫn làm bài
– Những chi tiết lạ.
- Lưỡi gươm bị vứt xuống sông nhưng cả ba lần kéo lưới Lê Thận đều vớt thấy nó.
- Lưỡi gươm tự dung sáng rực trong góc tối để cho Lê Lợi chú ý.
- Trên gươm có hai chữ “Thuận thiên” nghĩa là thuận theo lẽ trời thì sự nghiệp sẽ thành công.
- Chuôi gươm sáng gây sự chú ý ở trên cây đa.
- Kể từ khi có thanh gươm thì quân ta không còn thất bại nữa mà chiến thắng oanh liệt và cuối cùng đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi. – Những chi tiết trên có ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân khắp nơi (đồng bằng, rừng núi…)
- Nhân dân luôn kiên trì, động viên khuyến khích những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa tiến hành kháng chiến thắng lợi (ba lần Lê Thận với gươm, gươm tự tỏa sáng, ngay cả khi bị đánh, phải chạy tháo thân thì “chuôi gươm” vẫn phát sáng để trấn an, để gieo niềm hi vọng cho Lê Lợi).
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh “Thuận thiên” cho nên nó rất chính nghĩa. Trong quan niệm người xưa khi hợp ý trời tức là hợp lòng người và chiến thắng là tất yếu. (“Trời thử lòng trao cho ta mệnh lớn, ta gắng chí khắc phục gian nan) (Nguyễn Trãi) Thanh gươm và ánh sáng: – Gươm tỏa sáng những lúc:
- Khi chủ tướng Lê Lợi vào túc lều tối của Lê Thận.
- Chuôi gươm phát sáng trên ngọn đa, khi Lê Lợi chạy giặc.
- Gươm sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
– Hình ảnh này gây cho ta cảm giác:
- Đây là báu vật quý (như viên ngọc ước, chiếc đèn thần…)
- Báu vật ấy chứa đựng “linh hồn” của thần thánh. Mỗi lúc gặp Lê Lợi thì nói mới báo ứng.
- Nó gây niềm tin cho người chủ tướng với chúng ta về tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Nó ngầm giải thích sức mạnh bình Ngô là sức mạnh của đại nghĩa thắng hung tàn. Ngoài sức mạnh cụ thể chúng ta còn có sự ủng hộ của thần linh, trời đất…
– Ý nghĩa của việc trao nhận gươm:
- Rùa Vàng đòi lại thanh gươm bởi sứ mạng đánh giặc của vua đã hoàn thành. Đất nước đã thái bình, sự hiện diện của Rùa Vàng muốn nhắc Lê Lợi rằng bất cứ lúc nào thần linh cũng ủng hộ nhà vua thực hiện sự nghiệp đại nghĩa của mình. Lấy lại thanh gươm thực ra thần linh đã cho Lê Lợi nhận thức ra trách nhiệm mới của mình: phải xây dựng nên thái bình muôn thuở, phải lấy Đức Tài mà lo cho dân cho nước chứ không thể lấy thanh gươm tắm máu giặc để đàn áp trị vì dân lành.
- Lê Lợi nhận thanh gươm là trách nhiệm giải phóng đất nước, đem lại thái bình cho dân.
- Việc trả lại thanh gươm là hành động yêu chuộng hòa bình muốn dùng năng lực của mình để đưa đất nước phồn vinh khi chiến tranh đã kết thúc.