Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Sự tích bánh trưng bánh dày

Đề bài : Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Sự tích bánh trưng bánh dày.

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề, cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng, ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

Một hôm, ông gọi các con lại và nói: Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang ), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ… là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

Riêng Lang Liêu – con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trông khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa tầm thường quá. Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

Theo quan niệm của tổ tiên chúng cha ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chi có tấm lòng yêu kính vua và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người, Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của tròi đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân?, Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thử gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

Thảo luận cho bài: Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Sự tích bánh trưng bánh dày