Tam đại con gà
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:
Soạn bài Chí Khí Anh Hùng của Nguyễn Du
Nhân vật chính trong truyện Tam đại con gà là anh học trò dốt đặc mà lại dám làm thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Điểm độc đáo của truyện là tác giả dân gian tạo ra tình huống đặc biệt để nhân vật thầy đồ tự bộc lộ “trình độ” của mình.
Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách, chứ không đáng cười. Người xưa nói:“ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng anh học trò dốt lại đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt Cả gan hơn, anh ta dám làm nghề “gõ đầu trẻ”, mà nghề này muốn dạy một thì phải biết mười. Thói xấu ấy của anh ta không dừng ở lời nói, mà đã thành hành động.
Truyện Tam đại con gà không hướng tiếng cười vào hành động “ngược đời” và liều lĩnh ấy, mặc dù nó là nguyên nhân gây ra tiếng cười. Cái bị phanh phui, phê phán chính là thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.
Các tỉnh huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ hày tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên khi tình huống cuối cùng khép lại.
Tình huống thứ nhất nói về trình độ của thầy đồ. Giờ dạy học, thầy gặp chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối, gần giống với chữ tước là chim sẻ. Học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì.
Các tác giả dân gian cố tình để thầy bẽ mặt với chữ kê. Tuy cỏ nhiều nét nhưng chữ này không khó. Sách Tam tự kinh dùng cho trẻ học vỡ lòng chữ Hán, phần giải nghĩa rõ ràng, lại có vần vè rất dễ thuộc, vậy mà thầy mù tịt.
Học trò hồn nhiên hỏi gấp, vố tình dồn thầy vào chỗ bí. Thầy sẽ chẳng còn giữ được cái oai của mình nếu không trả lời được. Đọc chữ kê thành dủ dỉ, rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt Kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người đọc đọc đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy kì quặc này.
Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhớ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bào học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấu dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ và giấu nhẹm cái dốt của mình.
Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt.
Tình huống thứ ba là thầy khấn hỏi Thổ Công của gia chủ để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì ” không.
Lẽ ra, không biết thì thầy phải tìm sách mà học, tìm người mà hỏi. Nhưng truyện không có cái lẽ ra ấy. Tình huống này làm cho mâu thuẫn phát triển lên tới điểm đỉnh.
Nhân vật Thổ Công xuất hiện khiến cho ý nghĩa phê phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc. Như một mũi tên bắn trúng hai đích, truyện “khoèo” cả Thổ Công vào với thầy mà chế giễu. Té ra thần thánh tưởng là thiêng liêng mà cũng dốt. Cái dốt ấy thể hiện ở chi tiết thầy đổ xin ba đài âm dương, Thổ Công cho được cả ba. Như vậy là Thổ Công đồng ý với thầy đồ chữ ấy đúng là dù dì. Thế là thầy đồ vững bụng, không sợ nữa mà đắc chí lắm… bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Với chi tiết ấy, cái dốt của thầy đã được khuếch đại lên gấp nhiều lần.
Tình huống thứ tư nằm ở phần kết thúc truyện. Khi thầy đồ bộc lộ đến tận cùng sự ngoan cố của thói giấu dốt thì cũng là lúc tiếng cười bật lên.
Sự tin tưởng mù quáng vào thần thánh đã đưa thầy đến cuộc chạm trán bất ngờ với chủ nhà. Cái dốt nát của thầy đã bị lật tẩy. Lúc này, thầy đã tự nhận thức được sự dốt nát của mình và thầm trách Thổ Công: Mình đã dốt, Thổ Công nhà nó cũng dốt nữa.
Vốn “vụng chèo khéo chống”, thầy vẫn cố gượng gạo giấu dốt bằng cách giải nghĩa quanh quẩn rất buồn cười. Không ngờ chữ dủ dỉ vô nghĩa mà lại được thầy tìm ra lắm nghĩa đến thế (!). Cách chống chế của thầy nhằm mục đích giấu dốt và thầy vẫn ra vẻ ta đây hay chữ, trái ngược với sự tự nhận thức về mình lúc trước. Chính sự trái ngược này đã tạo ra tiếng CƯỜI trào phúng hả hê. Truyện khai thác cả vần điệu, cả yếu tố thứ bậc trong tam đại con gà mà chế giễu, chọc cười: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Yếu tố bất ngờ nhất của truyện khép lại thì cũng là lúc tiếng cười phê phán vang lên không dứt.
Câu. chuyện ngắn gọn chi xoay quanh một chữ kê nhưng đã vẽ ra được chân dung thảm hại của nhân vật thầy đồ có tính cách hẳn hoi. Đó là một con người “dốt lòi” nhưng lại hay “lên mặt vốn hay chữ tốt” và luôn cố tìm cách giấu dốt bằng thói ba hoa.
Đặc điểm của truyện này là mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính được nói ra ngay từ đầu câu chuyện. Bản chất “dốt nát” của thầy đồ đã được khẳng định. Toàn bộ câu chuyện chứng minh cho định đề này.
Tuy nhiên, khi thể hiện bản chất của nhân vật thầy đồ, vấn đề có khác đi một chút. Thầy đồ dốt đến mức những chữ tối thiểu trong sách dùng để dạy cho trẻ con mà cũng không phân biệt nổi. Dốt nhưng lại tự cho là mình giỏi (sau khi khấn Thổ Công). Khi bị người khác chỉ ra cái dốt thì ngầm tự nhận là mình dốt nhưng vẫn tìm cách chống chế bằng được.
Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là mẫu thuẫn giữa cái dốt và sự giấu dốt. Thầy càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng phơi bày và thầy tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
Trong toàn bộ câu chuyện, cái dốt của thầy đồ bị lộ dần ra khi lâm vào các tình huống khó xử nhưng thầy đã cố che giấu một cách phi lí. Vì thế, thầy càng che giấu thì bản chất dốt nát càng bị phơi bày. Cuối cùng, thầy đành tìm một lối thoát phi lí hơn. Nhưng thầy càng “lấp liếm” thì càng trở nên thảm hại vì ai cũng biết rằng đó chi là “lí sự cùn” chứ không phải là một cách chống chế thông minh có thể chấp nhận được. Ở đây, ta thấy có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói của thầy đồ. Đó cũng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong truyện cười dân gian.
Tam đại con gà phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật và khá phổ biến trong nội bộ nhân dân. Ý nghĩa phê phán của truyện toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ “dốt đặc cán mai” mà lại cố tình giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu thi sự dốt nát lại càng lộ ra. Anh học trò dốt nát đến thế mà lại cả gan đi làm thầy dạy trẻ thì tác hại quả là khôn lường.
Truyện cười này cùng nhiều truyện cười khác đã lật tẩy thực chất của không ít hạng “thầy đồ dốt” trong xã hội phong kiến ngày xưa. Và tất nhiên, truyện không chỉ mua vùi và phê phán thói giấu dốt của các thầy đồ mà nó còn nhắc nhở, cảnh tỉnh những ai không nhiều thì ít cũng mắc phải căn bệnh ấy.
Hai truyện phân tích ở trên là những truyện hài hước trào phúng khá tiêu biểu cho truyện cười dân gian Việt Nam. Cả hai truyện đều chứa đựng những bài học nhân sinh thâm thúy và bổ ích thông qua nghệ thuật gây cười bằng cử chỉ, lời nói, tình huống đáng cười và yếu tố bất ngờ được sử dụng rất đắc địa. Nội dung hai truyện cười này là biểu hiện sinh động của trí thông minh, tính lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động đối với những thói xấu trong xã hội để cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp hơn.