Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Bài làm
Ông cha ta kể rằng: Năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sồng Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền Trương tướng quân (thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát là hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt) có tiếng thơ ngâm vẳng ra:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ hại hư.
Đó là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thể Đường luật, nguyên văn chữ Hán. Chúng ta có thể đọc bản dịch thơ như sau :
Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định ai là tác giả bài thơ. Vì bài thơ được vọng ra từ một đền thờ linh thiêng có tác dụng khích lộ quân dân ta quyết tâm chiến đấu chống giặc, nên người dời gọi dây là bài “Thơ Thần”. Bài thơ không có tên. Để tiện ghi nhớ, nhiều người đặt tên là bài Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam). Như vậy, từ hoàn cảnh ra đời, đến việc tiếp nhận, truyền bá, việc tìm tác giả, việc đặt tên, tác phẩm thơ này đậm chất huyền thoại, linh thiêng. Đó không còn là tiếng nói của con người, mà âm vang tiếng thánh thần, không còn là suy ngẫm cảm xúc của một người – tác giả – mà là trí tuệ, tâm hồn của cả dân tộc Việt Nam xưa cũng như nay.
Nói bài thơ làm theo thể Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt vì mỏi câu thơ gồm bảy tiếng (bảy chữ, đọc ra bảy âm), cả bài gồm bốn câu. Trong bài thơ, câu 1, 2, 4 vần với nhau ở tiếng cuối : đế cư, thiên thư, bại hư. Ba tiếng bắt vần với nhau đều là vần bằng, thanh không. Ở bản dịch thơ, ba tiếng cuối câu 1, 2, 4 cũng vần với nhau : ở, sở, vỡ, khác với bản nguyên tác là người dịch dùng vần trắc, hai thanh “hỏi, ngã”, nhưng vẫn đúng luật thơ, đọc lên ta vẫn thấy xuôi tai, mang âm điệu của thơ trung đại, hài hoà cân đối.
Bài thơ Nam quốc sơn hà là tác phẩm thiên về biểu ý, ý tướng lộ rõ trong các nghĩa của ngôn từ (kiểu nghị luận). Còn nội dung biểu cảm thì “ẩn kín” sau các lớp ý nghĩa, đòi hỏi người đọc phải nhạy cảm, vừa hiểu ý thơ vừa suy ngẫm, liên tướng, tưởng tượng để đồng cảm với tác giả, rung động cùng hồn thơ.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nước Nam là của người Nam ở. Điều hiển nhiên đó đã được sách trời ghi rõ, xác định rõ. Ở câu đầu, ta chú ý hai chữ “Nam đế”. Nam đế là hoàng dế nước Nam, hiểu là “vua nước Nam”. Tại sao tác giả không dùng chữ “Nam vương”, cũng có nghĩa là “vua nước Nam” ? Bởi vì, trong quan niệm của những kẻ thống trị phong kiến phương Bắc, thì chỉ có vua của họ mới được phép xưng là “đế”. Họ tự cho mình là “thiên tử” (con trời), hơn tất cả các vị vua ở các xứ sở khác. Dùng chữ “Nam đế”, tác giả Nam quốc sơn hà biểu hiện một niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Đằng sau câu thơ, ta như nghe được một tiếng nói mạnh mẽ, kiêu hãnh : Phương Nam ta cũng có đế, bình đẳng, ngang hàng với phương Bắc, không kẻ nào được phép coi thường. Sau câu thứ nhất vừa sáng ngời ý tưởng vừa dạt dào cảm hứng tự hào, đến câu sau tiếp tục ý tướng và cảm hứng ấy. “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” mang âm trầm hùng, rắn chắc như một lời khẳng định dứt khoát. Hai chữ cuối “thiên thư” nghĩa là “sách trời, ý của trời”, tiếp tục nhấn mạnh một lẽ đương nhiên, ngày nay ta gọi là chân lí, là lẽ phải. Như vậy, về nội dung “biểu ý”, hai câu thơ đầu khẳng định chủ quyền đất nước, quyền độc lập, bình đẳng của dân tộc ta. Đồng thời từ ý nghĩa, từ âm điệu và ngôn ngữ thơ toát ra niềm tự hào, kiêu hãnh, thái độ hiên ngang, tư thế ngẩng cao đầu của tác giả bài thơ, của cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ.
Hai câu sau :
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ hại hư.
Nội dung biểu ý cũng thật rõ ràng: kẻ thù kia, không được xâm phạm. Nếu xâm phạm tới, chúng bay sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Lời lẽ và âm điệu rắn đanh lại, vừa nêu một phán đoán, vừa cảnh cáo bọn ngoại xâm. Nghe được lời thơ này, hẳn quân dân ta – những con người đã ý thức được chủ quyền đất nước, tin ở luật hiển nhiên của tạo hoá, tin ở “sách trời” – sẽ vô cùng phấn khởi, càng thêm niềm tin và quyết tâm xốc tới, tiêu diệt kẻ thù. Còn bọn ngoại xâm phi nghĩa, khi nghe những lời này – lời thơ, lời thánh thần truyền dạy, – hẳn sẽ không thế yên lòng. Chúng sẽ hoang mang, nghĩ tới tương lai, số phận “thủ bại hư”, sự thất bại tất yếu phải nhận lấy. Lời thơ khác nào lời kêu gọi, truyền hịch, truyền niềm tin, niềm phấn khởi cho quân ta, dồng thời cũng là lời cảnh cáo, lời báo hiệu, gieo sự hoang mang, hoảng hốt tới quân thù. Cũng giống hai câu thơ trên, hai câu thớ cuối bài này đã hài hoà ý tưởng với tình cảm, tính “biểu ý” hài hoà tính “biểu cảm”. Tính biêu ý nổi rõ trên bề mặt ngôn từ, còn tính biểu cảm ẩn sâu trong chữ nghĩa, trong nhạc diệu và trong sự cảm nhộn, liên tưởng suy đoán tự nhiên của người đọc.
Bài thơ Nam quốc sơn hà chính là tiếng nói, ý thức và tình cảm của cả dân tộc Việt Nam trong thời điểm lịch sử quyết liệt, một mất một còn trước hoạ ngoại xâm ở thế kỉ XI. Bài thơ khích lệ những đối tượng cụ thể. Đó là dân tộc Việt Nam, từ người cầm quân cao nhất là nhà vua đến các tướng lĩnh, quân sĩ và tất cả những người dân bình thường nhất. Đồng thời, bài thơ cũng gián tiếp nhằm vào bọn giặc Tống xâm lược lúc bấy giờ. Với dân tộc Việt Nam, người sáng tác, người ngâm thơ khích lệ, động viên, còn với bọn ngoại xâm, thì lên án, cảnh cáo nghiêm khắc. Do đó, Nam quốc sơn hà được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dàn tộc ta. Ở đây thể hiện chân lí lớn lao nhất, thiêng liêng nhất : đất nước Việt Nam là của người Việt Nam, không kẻ nào được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị thất bại. Thơ viết bằng chữ Hán, có nhiều từ Hán Việt, nhưng không quá khó. Nếu biết suy ngẫm cẩn thận, chúng ta vẫn hiểu được tư tưởng, để rồi cộng hưởng với những tình cảm của cha ông, càng thêm yêu mến, tự hào về dân tộc ta, một dân tộc yêu nước thiết tha, không bao giờ chịu cúi đầu trước kẻ thù xâm lược. Và chúng ta cũng hiểu được rằng đây là tiếng nói mở đầu, bởi sau này dân tộc ta còn có những bản tuyên ngôn khác, hào hùng hơn, vang dội hơn…