Phân tích bài thơ duyên của Xuân Diệu

Đề bài: Giữa những bài thơ buồn của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, hiện lên một “Thơ duyên” hồn nhiên, tươi mát, yêu đời. Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là “Thơ duyên”? Phân tích bài thơ Duyên của Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Yêu cầu: Giải thích đúng tên bài thơ. Phân tích tác phẩm để làm rõ ý: Thơ duyên là một bài thơ “hồn nhiên, tươi mát, yêu đời”.

Bài làm:

Xuân Diệu là một hồn thơ mãnh liệt, sôi nổi, khống bao giờ để lòng khép kín, luôn rộng mở với đất trời, với cuộc đời. Đó là một tâm hồn đam mê sống, đam mê yêu, khát khao được hòa hợp với đời, với tạo vật và với con người. Giữa những bài thơ buồn cùa Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, hiện lên sáng chói một “Thơ duyên” .(Trích trong tập “Thơ thơ” – 1938) hổn nhiên, tươi mát, yêu đời và thề hiện được niềm giao cảm mãnh liệt ấy. Bài thơ có nhan đề là “Thơ duyên” – “Thơ duyên” chứ không hẳn là thơ tình vì tình yêu trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng đắm say, vội vàng, sôi nổi:

“Trời ơi! Ta muốn uống hồn em”.

Hoặc:

“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào”

Còn ở bài thơ này, tuy có “anh” và có “em” nhưng chỉ là ”vô tâm”, đó đâu phải là tình yêu nhưng lại có duyên. “Duyên” ở đây có nghĩa là sự giao hòa, là tương giao màu nhiệm của vũ trụ, của cỏ cây và của con người. Đối với nhà thơ, giao cảm với cuộc đời là niềm hạnh phúc tuyệt diệu mà con người được ban tặng trong cuộc sống trần thế này.

“Thơ duyên” viết về cảnh thu dưới con mắt của một chàng trai vừa mới lớn “lần đầu rung động nỗi thương yêu”, tâm hồn đang tràn ngập yêu thương, đôi mắt “xanh non” ấy nhìn đấu cũng thấy sức sống hiện lên, bao trùm khắp cõi đời duới mọi hình thức, đâu đâu cũng thấy thắm đượm tình yêu thương đằm thắm, tươi tắn và hồn nhiên tất cẳ như có duyên với nhau tự thuở nào. Cảnh và tình trong bài thơ thật đẹp, một chiều thu thơ mộng, trong mát thật duyên dáng – tất cả như cổ sự giao hòa nhịp nhàng và có duyên nợ với nhau:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cộp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muốn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”

Một sự hòa hợp tuyệt diệu: Một buổi chiều mộng mơ, bầu trời trong xanh và như có gió nhọ nhàng dung dưa, những cành cây mềm mại, có vẻ yếu đuối nhưng rất có duyên. Từng cặp chim ríu rít chuyền trên những cành me, chúng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp trong yêu thương đầm ấm, vui tươi. Thu đến, khắp nợỉ nhộn nhịp, rộn rã, không gian như vang tiếng khúc nhạc của đất trời.

Chiều thu đó, không tàn tạ mà duyên dáng, không kiêu sa lộng lẫy mà quen thuộc, giản dị, dịu dàng và rát gợi cảm. Ánh sáng đổ tràn xanh như ngọc lấp lánh qua muôn ngàn lá. Không khí ở đây không lạnh như mùa đông, không nồng như mùa hạ khiến tâm hồn con người sáng khoái, dễ chịu.
Trước Cách mạng tháng Tám, thật hiếm có một chiều thu trong sáng, tươi tấn như thế trong thơ Xuân Diệu mà chỉ có sự mông lung, xa xăm và buồn vắng:

“Êm êm chiều ngẩn ngơ chiểu
Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn”
(“Chiểu” – Xuân Diệu)

Chiều “Thơ duyên” không vẩn một chút u sầu, ngược lại rất vui tươi, hổn nhiên, trẻ trung và yêu đời.
Con đường mùa thu xinh xinh, nhò nhắn và gió hiện ra có ảnh, có hình cùng sóng đôi với nhau. Cành lá và nắng hiện lên như sự huyền diệu của đất trời, tất cả đi vào cõi “thương yêu” của nhà thơ tình yêu:

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trỏ chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ỷ bạn
Lẩn đẩu rung động nỗi thương yêu

Con đường, cành lá và cả nắng gió của đất trời đều là những hình ảnh có hồn, có tâm trạng. Mùa thu ở đây có vui, có xôn xao, nhưng không ồn ào, náo động mà rất hồn nhiên, dịu dàng, êm ái. Cảnh vật như tạo cho con người một cảm giác lâng lâng, thích thú, vui tươi và rất dễ chịu. Phải chăng, đó là nét yêu đời rất đáng quý trọng “Thơ duyên”.

 

Cảnh vật, trong mối giao hòa với nhau và con người cũng vậy. “Anh” và “em” nào có quen biết nhau, nhưng tự nhiên cứ đi sóng đôi với nhau ‘như một cặp vần”, không hẹn mà nên trong suốt bài thơ:

“Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần”

Nhà thơ đi giữa đất trời mà như đi giữa chốn dịu êm – đi giữa một bài thơ dịu”, không ồn ã, chỉ “lững đững”, chỉ chầm chậm để có thể lắng nghe những bước đi rất nhẹ, rất khẽ và cũng rất lặng lẽ của mùa thu. Và có lẽ, nhà thơ cũng đang nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và nỗi khát khao yêu thương, khát khao được cởi mở , được chia sẻ với đời, với mọi người – nhất là với cô em nào kia ngẫu nhiên đang bước trên đường. Họ đi như cách xa nhau: Em thì “điềm nhiên”, còn anh thì “lững đững” và cả hai đều “vô tâm”, nhưng hình như cả hai muốn xích lại gần nhau. Bởi lẽ trong hai bóng “điềm nhiên” và “lững đững” ấy đều như có một chủ định muốn hòa hợp cùng nhau. Tất cả đều sánh đôi, gắn quyện, tất cả như một bức thư tình, với giai điệu nhịp nhàng, êm dịu – một bài thơ của tình yêu cuộc sống trong cảnh vật đã hòa với nhau, người với người, anh” và “em” cùng ăn nhập với nhau như “một cặp vần”.

Với một tâm hổn nghệ sĩ khát khao, giao cảm với đời, yêu đời đến thiết tha, mặn nồng, điều đó đã giúp cho Xuân Diệu khám phá được những nét tinh túy của thiên nhiên , con người để đọng lại trong cuộc đời những vần thơ súc tích, hồn nhiên, tươi vui đến như vậy.

Cảnh vật trong “Thơ duyên” rất vui tươi huyền diệu, chẳng khác gì mùa xuân vì lòng người vui thì cành cùng vui nên Xuân Diệu đã có “Xuân không mùa”, xuân như có cả trong năm. xuân từ trong lòng mà tòa ra đất trời:

“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thăm
Máy cành xanh, dăm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.”
(Xuân không mùa – Xuân Diệu)

Mùa xuân thường là biểu tượng của cái đẹp, sự tươi tắn, trong trẻo. Còn thu, Xuân Diệu đã nhận ra cái vẻ đẹp, cái êm à vốn có của nó bằng con mắt trẻ trung, hồn nhiên của mình. Chiều thu trong “Thơ duyên.” có cao, có thanh, có trong xanh, có cả sự nhộn nhịp, ríu rít của tình yêu đời, của tình yêu cuộc sống. Và khi nói đến con người, nói đến “anh” và ‘ em“ thì tám hồn của nhà thơ đó rung lên một cách nồng nàn, say đắm:

“Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”

“Anh” và “em” dẫu rằng chưa hề quen biết nhau, chưa có một lời mai mối nào vẫn cứ cần một sự kết đôi, vẫn cháy khát một sự gắn quyện, hòa hợp, vẫn nghe ra một tâm hồn đồng điệu, có lẽ là “phải lòng nhau”. Nhà thơ như lắng nghe được bước đi dịu nhẹ của mùa thu. Và tình người ờ đây cũng dịu nhẹ như cái dịu nhẹ của mùa thu vậy, thẳm sâu trong đó là xôn xao một niềm khao khát.

 

“Thơ duyên” chưa hẳn là một bài thơ tình yêu nhưng tình yêu trong thi phẩm vẫn đẹp như bài thơ giữa không gian dịu êm của mùa thu đáng yêu ấy. Ta nghe ra như một đám cưới của lòng nhưng rộng hơn là một điệu sống khát khao giao cảm với cuộc đời. Cảnh trong “Thơ duyên” thì tươi vui, hiền dịu, ấm áp, còn tình trong “Thơ duyên” thì hòa điệu nhịp nhàng êm ái, thanh khiết. Bức tranh thu ấn chứa cái duyên của sự sống, ẩn chứa một tình yêu rạo rực, xôn xao.

 
Tóm lại, thơ Xuân Diệu là rung động và từ những rung động như nhặt được của đời đã chất chứa một nguồn sống dồi dảo, rạo rực và ngân vang. Đọc “Thơ duyẽn”, ta tháy một Xuân Diệu hồn nhiên, vui tươi, dạt dào niềm yêu say cuộc sống, khát khao giao cảm vơi thiên nhiên, tạo hóa. Vẻ đẹp cùa cảnh chiều thu êm ả, trong trẻo, tươi mát trong bài thơ hiện ra trước măt chụng ta như giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống và phải biết yêu thương quí trọng những cái gì mả cuộc đời ban tăng cho mỗi chúng ta

Thảo luận cho bài: Phân tích bài thơ duyên của Xuân Diệu