Pascal nhà vật lý tạo nền tảng lý thuyết chế tạo máy thủy lực
James Watt nhà vật lý, nhà phát minh, doanh nhân giàu có.
Pascal tên đầy đủ là Blaise Pascal (tiếng Pháp: blɛz paskal, phiên âm tiếng việt Pa-xcan) (1623-1662) là một nhà toán học, nhà vật lý học, nhà phát minh người Pháp.
Ảnh chân dung Blaise Pascal (1623 – 1662)
Pascal được coi là một cậu bé thần đồng, Pascal bắt tay vào một số nghiên cứu tiên phong về máy tính khi mới 9 tuổi sau 3 năm ông đã phát minh ra máy tính cơ học (gọi là máy tính Pascal, về sau gọi là Pascaline)
Hình minh họa Pascaline mẫu máy tính cơ học đầu tiên do Pascal phát minh
Trong lĩnh vực vật lý học ông có những đóng góp quan trọng trong lý thuyết về chất lưu, làm sáng tỏ khái niệmáp suất và chân không. Tên ông đã được dùng để đặt tên đơn vị của đại lượng áp suất kí hiệu là Pa
Chân không thực sự tồn tại?
Chân không là không gian không chứa các vật chất, xuất phát từ “vacuus” theo tiếng Latin có nghĩa là “bỏ trống” hoặc “Khoảng trống”. Vào thời của Pascal khoa học vẫn còn bị chi phối bởi tư tưởng của Aristotle (là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại) Aristotle đã đưa ra nhiều luận giải chứng minh không tồn tại chân không và vì thế mọi người tin vào nó.
Từ năm 22 tuổi ông Pascal nghiên cứu về chân không và các vấn đề tĩnh học của chất lưu và đã thu được nhiều thành tựu rất to lớn. Ông đã dùng nước và rượu tinh khiết để lặp lại nhiều lần thí nghiệm chứng minh sự tồn tại chân không của Toricelli, khiến người ta phải tin: thực sự chân không có tồn tại; không khí có trọng lượng, áp suất của khí quyển là có thực và phổ biến khắp nơi, đó là sự kiện hết sức trọng đại ở Paris vào thời đó.
Năm 1654, Otto von Guericke đã phát minh ra máy bơm chân không đầu tiên và tiến hành thí nghiệm bán cầu Magdeburg nổi tiếng của ông. Trong thí nghiệm này có 16 con ngựa được chia sang 2 bên, mỗi bên kéo 1 bán cầu kim loại đã mài nhẵn, đặt áp sát nhau và được rút hết khí ở trong bằng bơm hút chân không do ông chế tạo. Thông qua thí nghiệm này con người mới thấy được sức ép to lớn từ bầu khí quyển lên mặt đất như thế nào.
Áp suất thủy tĩnh và nguyên lý pascal:
Ứng dụng nguyên lý pascal chế tạo các máy ép (máy nâng, bơm, phanh) thủy lực
Video nguyên lý hoạt động của một kích thủy lực – ứng dụng nguyên lý pascal
Video điều khiển máy bằng các xilanh thủy lực
Bên cạnh lĩnh vực vật lý, Pascal còn là một nhà toán học thiên tài, giúp kiến tạo hai lĩnh vực nghiên cứu quan trọng: viết một chuyên luận xuất sắc về hình học xạ ảnh khi mới 16 tuổi, trao đổi với Pierre de Fermat về lý thuyết xác suất, có ảnh hưởng sâu đậm trên tiến trình phát triển kinh tế học và khoa học xã hội đương đại.