Nguyên tử

Nguyên tử

Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác.

Thể còn các chất được tạo ra từ đâu? Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này hay chưa? Bài “Nguyên tử” sau đây sẽ giúp trả lời câu hỏi trên một cách rõ ràng nhất.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Phương pháp tách – tinh chế chất ra khỏi hỗn hợp

I.   L Ý THUYẾT

1.  Định nghĩa

–     Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.

2. Cấu tạo

–    Nguyên tử luôn trung hòa về điện →

Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.

–          Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài.

+ Lớp 1: có tối đa 2e

+ Lớp 2, 3, 4…  tối đa 8e

–          Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).

II.  BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Điền vào chỗ trống với cụm từ thích hợp:

“….là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện: từ…tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm…mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ….mang …..”

Bài 2.

  1. Nguyên tử tạo thành từ 3 loại hạt nhỏ hợn nữa, đó là những hạt nào?
  2. Hãy nói tên, kí hiệu, điện tích của những hạt mang điện.
  3. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
Nguyên tử

Nguyên tử

Bài 3. Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

Bài 4.

  1. Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào?
  2. Nhờ đâu mà nguyên tử có khả năng liên kết?

Bài 5. Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

 

Neon                  Cacbon                       Nhôm                          Canxi

Hãy chỉ ra số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electorn, và số electron lớp ngoài cùng.

Bài 6. Cho số p của các nguyên tử sau:

 

Nguyên tử

O

Al

H

Na

Số proton

8

13

1

11

Hãy  biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp electron của từng nguyên tử trên.

HƯƠNG DẪN GIẢI

Bài 1.

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm”.

Bài 2.

1. Electron, proton, nơtron.

2.  – Electron: kí hiệu là e, mang điện tích âm.

– Protron: kí hiệu p, mang điện tích dương.

3.Các hạt nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.

Bài 3.

Hạt nhân bao gồm proton và nơtron có khối lượng rất lớn so với các hạt electron (khối lượng electron rất bé) nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

Bài 4.

  1. Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
  2. Nguyên tử có khả năng liên kết là do các electron.

Bài 5.

Nguyên tử

Số P trong hạt nhân

Số e trong nguyên tử

Số lớp electron

Số e lớp ngoài cùng

Neon

2

2

1

2

Cacbon

6

6

2

4

Nhôm

13

13

3

3

Canxi

20

20

4

2

 

Bài 6.

Ta có tổng số electron trên các lớp của cac nguyên tố lần lượt là:

Nguyên tử

O

Al

H

Na

Số electron

8

13

0

11

H là trường hợp đặc biệt.

Dựa trên số electron tối đa trên các lớp:

–          Lớp 1: tối đa 2 e

–          Lớp 2: tối đa 8 e

–          Lớp 3: tối đa 8 e

–          Lớp 4 tối đa 8 e.

Ta có sự phân bố electron trên các lớp của các nguyên tố lần lượt như sau:

Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm , nó gắn liền với khoa học kỉ thuật với đời sống sản xuất .

Ngoài việc học sinh tiếp cận với các dụng cụ , hóa chất , các thí nghiệm hóa học Trong quá trình học , việc làm các bài tập lí thuyết cũng như các dạng bài tập định tính định lượng hết sức quan trọng . Trong những dạng bài tập lí thuyết của môn hóa học , dạng bài tập nhận biết các chất , tách các chất ra khỏi hỗn hợp là dạng bài tập mà học sinh thường lúng túng .

TÁCH, TINH CHẾ CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

I. HƯỚNG GIẢI

1. Tách bằng phương pháp vật lí

– Dựa vào tính chất: các chất thành phần luôn giữ nguyên tính chất của nó trong hỗn hợp

– Có thể sử dụng các cách sau: lọc, cô cạn, chưng cất phân đoạn làm đông đặc, chiết…

2. Tách bằng phương pháp hóa học

– Dùng phản ứng hóa học:

– Phương pháp này cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách.
  • Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hỗn hợp.
  • Sản phẩm có khả năng tái tạo chất ban đầu.

II. BÀI TẬP MẪU

Bài 1. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn.

Hướng dẫn giải: Đun sôi hỗn hợp, khi nhiệt độ hỗn hợp đạt 1000C thì nước bốc hơi, ta sẽ còn lại muối ăn.

Bài 2. Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?

Hướng dẫn giải: Vì dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nên muốn tách nước ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

 

Bài 3. Tách khí oxi và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm khí oxi và CO2. Biết khí CO2 hòa hợp được với nước vôi trong dư tạo thành canxi cacbonat và canxi cacbonat nung tạo ra khí CO2 và chất khác.

Hướng dẫn giải: Cho hỗn hợp khí lội qua nước vôi trong dư ta thu được khí oxi (vì CO2 bị nước vôi trong giữ lại).

Lấy sản phẩm thu được (khí CO2 hòa hợp với nước vôi trong) nung ở nhiệt độ cao ta thu được khí CO2.

III. BÀI TẬP

Bài 1. Một hỗn hợp gồm nước và dầu ăn. Làm thế nào để tách chất thành từng chất riêng biệt.?

Bài 2. Muối ăn có lẫn bột lưu huỳnh. Làm thế nào để thu được muối ăn sạch?

Bài 3. Dựa vào tính chất khác nhau của nước và rượu, làm thế tách hỗn hợp gồm nước và rượu etylic?

Bài 4. Làm thế nào để tách khí oxi và khí nitơ ra khỏi hỗn hợp khí gồm nitơ và oxi. Biết nhiệt độ hóa lỏng của nitơ là – 1960C và oxi là – 1830C.

Bài 5. Khi axetylen có lẫn khí cacbonic. Làm thế nào để thu được khí axetylen tinh khiết?

Bài 6. Một hỗn hợp gòm bột sắt và đồng, có thể tách bằng cách sau:

A. Hòa tan vào nước                                                          B. Lắng, lọc

C. Dùng nam châm để hút                                                 D. Tất cả đều đúng.

Hãy chọn phương án đúng.

Bài 7. Có hỗn hợp muối ăn và vôi sống, có thể tách riêng tưng chất bằng cách:

A. Hòa tan hỗn hợp vào nước                                           B. Sục khí CO2 vào hỗn hợp

C. Lọc                    D. Nung ở nhiệt độ cao                      E. Tất cả các cách trên

Hãy chọn phương án đúng.

HƯỚNG DẪN:

Bài 1. Cho hỗn hợp dầu ăn và nước vào phễu, để hợp chất đứng yên trong một thời gian và mở khóa phễu sẽ tách được nước và dầu riêng biệt (vì dầu ăn không tan trong nước).

Bài 2. Hòa tan hỗn hợp muối ăn và lưu huỳnh và nước, dùng đũa khuấy cho muối ăn tan hết. Sau đó cho hỗn hợp hòa tan vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, bột lưu huỳnh bị giữ lại ở trên, cô cạn dung dịch nước muối thu được muối ăn.

Bài 3. Cho hỗn hợp rượu và nước vào bình có nhánh, gắn với ống sinh hàn (dụng cụ làm lạnh). Đung ở 78,30C, rượu sẽ bốc hơi, hơi dẫn đi qua ống sinh hàn thu được rượu (vì rượu sôi ở78,30C) còn lại là nước.

Bài 4. Hạ nhiệt độ của hỗn hợp nitơ và oxi xuống thấp và áp suất cao (để hóa lỏng không khí), sau đó tăng dần nhiệt độ cho không khí lỏng bay hơi, ở – 1960C nitơ bay hơi, còn ở – 1830C thì oxi bay hơi.

Bài 5. Dẫn hỗn hợp khía lội qua dung dịch nước vôi trong , khí CO2 bị nước vôi trong giữ lại, thu được khí axetylen tinh khiết.

Bài 6. Phương án đúng là C.

Bài 7. Phương án đúng là E.

Giải thích:

  • Hòa tan hỗn hợp muối ăn và vôi sống vào nước vôi trong ta thu được hỗn hợp nước muối và nước vôi trong.
  • Sục khí CO2 vào hỗn hợp dung dịch trên, khí cacbonic làm nước trong vôi vẩn đục (do CO2 phản ứng với nước vôi trong tạo ra kết tủa CaCO3 không tan trong nước)
  • Dùng phễu đặt sẵn giấy lọc, lọc hỗn hợp nước sau khi sục khí CO2. Dung dịch nước thu được là nước muối, cô cạn hỗn hợp này thu được muối ăn.
  • Phần kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao thu được vôi sống

Thảo luận cho bài: Nguyên tử