Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (2)

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (2)

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (3)

II. CÔNG DANH HAI CHỮ ĐÃ NHƯỜNG NGƯỜI

Năm Đại Chính thứ sáu, ông đỗ trạng nguyên và được bổ làm Đông Các hiệu thư, chuyên soạn thảo, sửa chữa các văn thư triều đình. Ông đã sung sướng khi thấy vua nghe lời mình và các quan đồng liêu, sửa lại Quốc tử Giám và nhà Thái Học, củng cố việc học, ban hành giáo hoá; nhất là chấn chỉnh nhân tâm và đào tạo hiền tài, đó là cái gốc của quốc gia trong mọi thời đại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (2)

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (2)

Dần dần, ông được bổ vào chức Hình Bộ Tả Thị Lang coi về hình luật; Ở đây, ông bắt đầu vấp phải những tranh danh đoạt lợi của người đời, không được hoàn toàn hành xử theo phép nước cho ích quốc lợi dân. Thấy vậy, nhà Vua đưa ông sang làm Lại Bộ Tả Thị Lang, đây là nơi bổ nhiệm các quan lại, một chỗ ngồi béo bở cho những người kiếm lợi lộc, nhưng cũng là nơi làm đau lòng những con người chân chính đầy trách nhiệm nhưng lại không đủ quyền hành như ông. Đang lúc đó, thì Vua Mạc đặng Doanh lại qua đời khi tuổi vừa 41 (năm 1540), người “tôi trung” thật bàng hoàng khi mất chỗ dựa để thực thi hoài bão của mình. Năm sau, tới lượt Thượng hoàng Mạc đặng Dung cũng lìa cõi thế. Mạc phúc Hải lên ngôi, lại rơi vào vết xe của triều đại cũ: bất tài, nhu nhược, trọng đãi gian thần. Triều Mạc bắt đầu có dấu hiệu suy vong. Ở đây, chúng ta thấy tâm trạng day dứt của Nguyễn bỉnh Khiêm. Một đàng “Nghĩa cả luống quên ơn Chúa cũ”, muốn ở lại triều đình để giúp dân giúp nước; đàng khác lại bất lực trước bè lũ gian thần,”Thề xưa nỡ phụ nước non xanh”,không làm được gì để “tế thế an dân”. Ông muốn về quy ẩn để lòng không vướng bợn nhơ, giáo hoá dân chúng, nêu cao đạo lý thánh hiền. Trách ông không làm được gì khi còn tại vị ư ? Thật ra trong suốt 8 năm làm quan,ông chưa bao giờ có đủ thực quyền để làm 1 việc gì to lớn cả, chức Tả Bộ Lại Thị Lang chỉ là phụ tá cho 1 Thượng Thư đứng đầu 1 bộ. Nếu là người an phận cầu nhàn, thì ông đã “mũ ni che tai”, mượn câu “minh triết bảo thân” để yên lặng hưởng nhàn; nhưng như thế thì còn gì là khí tiết của Nho gia, còn gì là trách nhiệm của sĩ phu vì dân vì nước. Và ông đã can đảm viết sớ tâu Vua xin chém đầu 18 nịnh thần. Tuy trọng nể ông là người ngay thẳng, nhưng Vua không nghe, vì những người ông đòi chém là những sủng thần trong triều.
Khi Xuất (ở triều đình) thì ông lập công danh, lo việc chính sự.
Khi Xử (về ở ẩn) thì giữ tròn khí tiết, làm việc nghĩa cho đời, không
lo lắng bon chen, lấy thiên nhiên làm bạn, dân chúng làm người thân, an vui trong hiện tại. Khi làm quan cũng như làm dân, ông luôn có tư cách trong sạch, thái độ phân minh, luôn lo lắng cho đời và cho người.

Thảo luận cho bài: Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (2)