Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (1)

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (1)

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (2)

Nguyễn bỉnh Khiêm chào đời vào những năm thịnh đạt cuối cùng của triều Vua Lê Thánh Tông. Sau đó là thời suy sụp của nhà Hậu Lê, với những vị vua yếu đuối ăn chơi, hoặc bất tài, hung bạo.

Trong triều, quyền lực đã lần lượt rơi vào tay các dũng tướng như Trịnh duy Sản, Trịnh Tuy, Trần Chân, Nguyễn Hoằng Du… Ngoài xã hội thì giặc giã nổi lên, dân chúng khổ sở, lầm than. Cho tới năm 1527, Mạc Đặng Dung đã thanh toán hầu hết các thế lực bên ngoài, ép Vua Lê nhường ngôi, lập ra triều đại mới: nhà Mạc.
Người đời thường biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới danh hiệu Trạng Trình (1), có những bài “sấm” trứ danh đoán những việc xảy ra tới hằng trăm năm sau khi ông mất, hoặc là một nhà thơ ẩn dật cầu nhàn sau khi chán nản trước công danh. Tuy là một người tinh thông dịch số, nhưng Bạch Vân cư sĩ (Người ẩn sĩ ở am Mây Trắng) không phải chỉ là một tiên tri như nhiều người lầm tưởng, ông cũng chẳng phải là một người bi quan hưởng nhàn của Đạo gia. Thực ra, ông là một kẻ sĩ với lòng yêu nước thương nòi, cả đời bận tâm đến sự an nguy hạnh phúc của dân hơn cả chính bản thân. Nơi ông, văn cũng như người, đã biểu lộ một tâm hồn trong sáng thanh cao, với đạo lý rạng ngời của Nho gia kết hợp cùng vẻ đẹp của truyền thống Việt. Qua cuộc đời và tác phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu một con người mà “bóng mát đạo đức” đã trùm lên gần cả 1 thế kỷ đau thương của quê hương và dân tộc: Thời Nam Bắc triều, sẽ mở màn cho cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh.
Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (1)

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (1)

I. ƯỚC MỘT TÔI HIỀN, CHÚA THÁNH MINH (2)
Năm 1534, ông ứng thi và đậu giải nguyên dưới triều vị vua xuất sắc nhất của nhà Mạc: Mạc đặng Doanh. Những người không hiểu rõ chữ Trung của Nho giáo, câu nệ theo học thuyết Tống Nho của Trình, Chu (3); đã cho rằng việc ông phò nhà Mạc là một lầm lẫn: vì họ Mạc là phản thần tiếm vị vua Lê, phò tá kẻ “soán ngụy” thì còn đâu là trung nghĩa ? Nhất là khi ông là người tinh thông lý số, biết luật thiên địa tuần hoàn và mệnh Trời sẽ trở lại với nhà Lê, sao vì chút công danh mà không giữ tròn tiết tháo ?
Thật ra quan niệm “Tôi trung không thờ hai chủ” bắt ngờ uồn từ học thuyết Tống Nho nghiệt ngã, đã được các vua Chúa của ta vào thời Lê Nguyễn ca ngợi, tiếng là để giữ vững đạo lý kỷ cương, nhưng thực ra là để củng cố ngôi vị của mình và của dòng họ. Phù trợ một dòng họ chính thống để dân chúng chịu khổ vì sưu cao thuế nặng, đất nước loạn ly vì binh đao giặc cướp. Hay làm l cuộc đổi đời như Hồ quý Ly đời Trần, Mạc Đặng Dung đời Hậu Lê, hầu đem lại thái bình, no ấm cho dân ? Chữ “Trung”, nếu hiểu theo đúng nghĩa của Khổng học lúc ban đầu, hẳn phải trở về với thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử, để các tầng lớp xã hội được” định phận”. Áp dụng vào cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, ông thật có lý lúc ra giúp nước khi gặp vua hiền, hơn là vào Nam theo mấy ông tướng như Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ để phò Vua Lê trên hư vị, sau đó là tranh chấp quyền hành. Hơn nữa, nào ông đã nhận gì bỗng lộc của nhà Lê mà bắt ông phải trung trinh giữ tròn tiết tháo ? Vả lại, ông là người đã quan sát thời cuộc và suy nghĩ kỹ càng trước khi dấn thân vào hoạn lộ. Oâng đã bỏ qua sáu khoa thi thời nhà Lê suy đồi (18 năm). Sau này, dù nhà Mạc đã có những cải cách quan trọng lúc ban đầu, nhưng ông cũng bỏ thêm 2 khoa thi nữa để chờ đợi và suy nghĩ, 6 năm là 1 thời gian dài để những người lên án ông là bộp chộp hoặc say “mộng công hầu”, phải làm thinh. Chúng ta cùng giở lại “Đại Việt Sử Ký” của nhà Lê, tuy đối địch với nhà Mạc, nhưng cũng thành tâm ca ngợi những năm thịnh trị của thời Đại Chính (4): “Nhà Mạc xuống lệnh cấm các xứ trong ngoài dân chúng không được cầm giáo mác, dao nhọn, binh khí đi đường, ai trái lệnh thì bị bắt. Từ đó kẻ buôn bán hành nhân đều đi lại tay không. Đêm không trộm cướp. Người ta đuổi trâu bò ra đồng chẳng cần lùa về, 1 tháng kiểm điểm 1 lần, có khi đẻ con ra thêm thì chẳng biết súc vật nhà nào nữa. Trong mười năm liền đi đường không lượm đồ rơi, cửa ngoài không cần đóng kín” (5)… Đủ thấy sự hợp lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ra hợp tác với Tân triều. “Ước một tôi hiền Chúa thánh minh”, tưởng như rồng đã gặp mây, hoạn lộ thênh thang, ông dấn thân vào triều đình để giúp dân giúp nước.

Thảo luận cho bài: Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vầng mây trắng thanh cao (1)