Người cầm quyền khôi phục uy quyền của V. Huy-gô
( Trích “Những người khốn khổ” )
Vích-to Huy-gô đã chứng kiến những biến- động lớn lao của nước Pháp gần suốt thế kỉ XIX. Ông đã dần trở thành “nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ Pháp”
Mời các em học sinh tham khảo thêm:
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Vich-to Huy-gô (1802-1885) nhà văn thiên tài nước Pháp; danh nhân VH thế giới, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.
-Sự nghiệp
+ Sáng tác và cuộc đời gắn với thế kỉ XIX thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
+ Nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại:
Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831)
Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)
Kịch: Héc-na-ni (1830)
=> Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ. Là cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX
=> Được công nhận danh nhân văn hóa thế giới 1985.
2. Tác phẩm:
a. Tóm tắt tác phẩm ( xem SGK)
Hoặc có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:
Phăng tin bị Gia ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma Đơ Len cứu giúp, ròi đưa vào bệnh xa. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, thì MĐL lại quyết định ra tòa tự thú để cứu một nạn nhân bị GV bắt oan. Bới vậy, ông đến từ giã Phăng Tin và Gia Ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi phăng- tin nằm để canh chừng và bắt ông. Khi GV đến, PT cứ nghĩ hăn đến để bắt chị và tỏ ra vô cùng sợ hãi. MĐL cầu xin GV cho ông ta ba ngày để tìm ra đứa con gái của PT,nhưng hắn không đồng ý và liên tục buông lời chửi mắng sỉ nhục MĐL và PT khi chị đang ốm nặng. GV túm lấy cổ áo của MĐL và nói ” không có thị trưởng nào cả, chỉ có một tên cướp một tên tù khổ sai….Khi nghe xong nhưng lời ấy PT vô cùng sợ hãi và tắt thở. Giăng van giăng cậy tay GV ra khổi cổ áo, từ từ đi đến chỗ giường sắt cũ, lăm lăm cần một thanh giường trong tay. GV sợ hãi lùi ra phía cửa, hắn định gọi quân lính nhưng sợ GVG chạy trốn nên hắn đành im lặng. GVG đến chỗ phăng tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phái GV và nói ” giờ thì tôi thuộc về anh”
b Vị trí đoạn trích:
– “Người cầm quyền khôi phục quy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất (“Những người khốn khổ” được chia 5 phần). Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.
c. Bố cục:
+Phần một: từ đầu đến…chị rùng mình. => Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền
+ Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở. => Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền
+ Phần ba: còn lại. => Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve.
Giăng van-giăng | Gia-ve |
+Ngôn ngữ: Nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thì thầm, hạ giọng.->Điều quan tâm duy nhất của ông là Phăng-tin.Mọi hành động, lời cầu xin của ông đối với Gia-ve đều vì Phăng-tin.
-Khi PT đã chết: +Ngôn ngữ chuyển biến đột ngột: giận dữ (d/c). +Hành động: Rút thanh giường các hành động đối với Phăng-tin. -Lời thoại điềm tĩnh, tự tin của người tự biết mình, không hề sợ hãi Gia-ve. |
+ Tiếng nói man rợ và điên cuồng như ting61 thú gầm.+ Cái cười ghe tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
+ Giậm chân, Phát khùng hét lên.. + Ngôn ngữ tục tằn, thô lỗ, ra oai… (d/c). -> Điều quan tâm duy nhất của hắn trong lúc này: canh chừng để bắt Giăng văn-giăng và không tiếc lời lăng nhục Phăng-tin. – Nhà văn miêu tả hắn như một loài ác thú. – Trước thái độ tự tin đầy sức mạnh của Giăng-văn giăng, hắn lùi ra phía cửa, mắt không rời Giăng văn-giăng. |
2. Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ.
– Ở Gia-ve, tg đã sử dụng một loạt chi tiếtè một ẩn dụà Gia-ve là một con thú chứ không phải là con người.
– Những chi tiết về Giang van-Giăngè hình ảnh một người mẹ rất mực thương yêu đứa con không may đã qua đời trong một hoàn cảnh đầy thương tâm (Dc-trang 97)
=> Giăng-van-giăng là biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu thương con người à tình yêu chân thành tha thiết ngay cả trong lúc số phận của ông đang rơi vào hoàn cảnh bi đát.
3.– Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị” à “ Có thể.. cả” là phát ngôn của nhà văn àngôn ngữ của tg; tác dụng nhấn mạnh và khắc sâu thêm hành động của Giăng văn-giăng nhân ái đầy tình thương ngườiè Ngôn ngữ tác giả góp phần vào câu chuyện kể, làm sâu sắc thêm các chi tiết, sự việc trong truyện.
4. Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn CN:
Thể hiện ở cuối đoạn trích cái chết của Phăng-Tin là cái chết bi thảm đầy thương tâm nó không để lại dư vị bi luỵ trong người đọc trái lại nó được bao bọc, sưởi cuốn trong tình thương yêu của con người. Khiến cho Phăng-tin khi đã chết “Vẫn nở…thường”.
=> Ca ngợi sức mạnh của tình thương con người, nó có thể đẩy lùi bạo lực cửa cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
III. TỔNG KẾT:
– Giá trị nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhan vạt Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
– Giá trị nghệ thuật: bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn.
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: GV gợi ý:
– Sự đối lập giữa:
Phăng-tin >< Giả-về.
Nạn nhân >< Đao phủ.
– Sự đối lập giữa:
Phăng-tin >< Giăng van-giăng.
Nạn nhân >< vị cứu tinh.
Bài tập 2:
– Phăng-tin có vai trò xúc tác thúc đẩy câu chuyện phát triển, đồng thời cũng là nhân vật kiểm chứng thể hiện tính cách của hai nhân vật kia: Giăng van-giăng yêu thương cưu mang nabg2 như thế nào, còn Gia-ve thì có thái độ ntn trước người bệnh, trước ngưòi chết.
Bài tập 3:
Sự phân tuyến nhân vật ở đây gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian: Chia thành hai tuyến thiện ác rạch ròi phân minh, dứt khoát.