Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Tranh giành và nhường nhịn
Đề bài: Hãy làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người qua nội dung và hình thức:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. Mở bài
Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật, sơn chỉ để quét lên mặt ngoài cho bền, đẹp; gỗ là nội dung bên trong, sơn là hình thức bên ngoài.
- Chất gỗ quyết định giá trị đồ vật, nội dung quan trọng hơn và quyết định hình thức.
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
- Gỗ mà hỏng thì nước sơn còn bóng cũng không dùng được.
- Con người cũng vậy. Phẩm chất đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực làm việc là quyết định. Hình thức là vẻ đẹp bên ngoài, dù lộng lẫy mà bản chất yếu kém thì cũng là người vô dụng.
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người:
- Nội dung quyết định hình thức. Phải nhìn vào bản chất bên trong hơn là sự hào nhoáng bên ngoài.
- Tuy nhiên không nên xem nhẹ hình thức, hình thức góp phần tăng sức hấp dẫn của nội dung.
- Chỉ lên án hình thức khi hình thức mâu thuẫn với nội dung.
3. Kết bài
Bài học sâu sắc về việc nhìn nhận, đánh giá giá trị một đồ vật, một con người.