Khái quát văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 1945

Khái quát văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 1945

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Ôn thi bài Hai đứa trẻ

I/ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945:

  1/ Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

  • Hoàn cảnh lịch sử xã hội:
    • Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa.
    • Xã hội biến đổi sâu sắc, nhiều giai tầng xuất hiện.
    • Đảng ra đời lãnh đạo các phong trào đấu tranh.

– Văn hóa VN:

  • Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hóa TQ, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây.
  •  Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Báo chí, xuất bản phát triển.
  • Viết văn trở thành một nghề.

=> Hiện đại hóa là quá trình làm cho làm cho VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VH trung đại và đổi mới theo hình thức VH phương Tây, có thể hội nhập với VH thế giới.

Khái quát văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 1945

Khái quát văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 1945

– Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá:

   a/ Giai đoạn 1: từ 1900 – 1920.

  • Là giai đoạn chuẩn bị.
  • Các tác phẩm: Thầy La- za- rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), HoàngTố Oanh hàm oan (Thiên Trung), được coi là hai tác phẩm viết bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên.
  • Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (chủ yếu viết bằng chữ Hán, Nôm theo thi pháp VHTĐ)

b/ Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930.

  • Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)…các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.
  • Nhiều yếu tố của VHTĐ vẫn còn tồn tại.

c/ Giai đoạn thứ 3: từ 1930 – 1945.

  • Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thơ duyên (Xuân Diệu)….

VHVN có thể hội nhập với nền VH thế giới.

2/ Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. 

a/ Bộ phận văn học công khai:

  • Là VH tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
  • Phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính.

+ VH lãng mạn với những đặc trưng nổi bật:

  • Là tiếng nói cá nhân nghệ sĩ tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng, ước mơ; coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân riêng tư.
  • Các đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tương lai, cảm xúc, những biến thái tinh vi trong tâm hồn.
  • Giá trị của VHLM: thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lại những thứ lạc hậu, giải phóng cá nhân.
  • Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất nước.
  • Thành phần: các nhà thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn..

+ VH hiện thực với những đặc trưng nổi bật:

  • Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày tình cảnh khốn khổ của người dân, chống sự áp bức bóc lột, phê phán thế sự, lên án sự bất công.
  • Các đề tài quen thuộc: đời sống người nông dân nghèo, đời sống của người nghèo ở thành thị, bi kịch của những người bị áp bức bóc lột.
  •  Giá trị: phản ánh hiện thực khách quan, cụ thể, xây dựng được những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình.
  • Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai của dân tộc.

3/ Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. 

  • VH phát triển cả về số lượng và chất lượng
  • Nguyên nhân:
    • Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biện hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.
    • Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
    • Còn một lí do rất thiết thực: Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống.

II.Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945.

  1. Về nội dung, tư tưởng:

– VHVN có 2 truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.

-> Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.

  1. Về thể loại và ngôn ngữ văn học:

– Văn xuôi.

+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.

+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.

+ Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.

– Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này.

* Bảng so sánh:

TT cổ điển TT hiện đại
– Đề tài, cốt truyện: vay mượn.– Kể theo trật tự thời gian

– Nhân vật: phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài

– Chú trọng cốt truyện li kì.

– Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ.

– Kết cấu tác phẩm: chương hồ.i

– Kết thúc tác phẩm: Có hậu.

– Lời văn biền ngẫu.

 

 

 

 

 

Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại

 

 

Thơ trung đại Thơ hiện đại
Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp VH trung đại. – Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ.– Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

– Lí luận phê bình.

– Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

+ Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của VHTĐ.

->Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

– Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì VH hiện đại.

III. Tổng kết : ghi nhớ SGK

Câu hỏi ôn tập:

  • Kể tên những xu hướng chính của bộ phận văn học công khai giai đoạn 1930 – 1945?
  • Nêu khái quát những thành tựu về nội dung và nghệ thuật của văn học VN  từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945?

Thảo luận cho bài: Khái quát văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 1945