Đơn chất và hợp chất

Đơn chất và hợp chất

Ta đã biết các chất được cấu tạo nên từ nguyên tử mà mỗi loại nguyên tử lại là một nguyên tố hóa học.

Vậy ta có thể nói: Chất được tạo từ nguyên tố hóa học có được không? Tùy theo có chất được tạo nên từ một, hai hay ba nguyên tố. Dựa vào đó, người ta phân loại chất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phân loại chất.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đại cương nguyên tố hóa học

ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ

I. Đơn chất:

1. Đơn chất là gì?

– Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.

– K.loại Natri  tạo nên từ nguyên tố Na.

– K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.

* Vậy khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.

* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

– Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

– Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.

*Kết luận: Đ/c do 1 NTHH cấu tạo nên. Gồm 2 loại đơn chất :

+ Kim loại.

+ Phi kim.

2.Đặc điểm cấu tạo:

– Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít  nhau và theo một trật tự xác định.

– Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2).

Đơn chất và hợp chất

Đơn chất và hợp chất

II.Hợp chất:

1.Hợp chất là gì?

VD:

Nước: H2O     Nguyên tố H     và O.

-M.ăn: NaCl     Nguyên tố Na và Cl.

-A.sunfuric: H2SO4Nguyên tố H, S và O.                                                  

* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.

– Hợp chất gồm:

+ Hợp chất vô cơ:

H2O, NaOH, NaCl, H2SO4….

+ Hợp chất hữu cơ:

CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường),

C2H2 (Axetilen), C2H4 (Etilen)….

2.Đặc điểm cấu tạo:

– Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định

III. Phân tử:

1.Định nghĩa:

VD: – Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.

– Nước : 2H liên kết với 1O.

– Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl.

* Định nghĩa:  Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

2.Phân tử khối:

* Định nghĩa:

VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.

CaCO3 = 100 đvC   ; H2SO4 = 98 đvC.

IV.Trạng thái của chất:

– Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử

– Tuỳ điều kiện môĩ chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.ở trạng thái khí các hạt cách xa nhau.

So sánh đơn chất và hợp chất

Đơn chất

Hợp chất

VD

Sắt, đồng, oxi, nitơ, than chì… Nước, muối ăn, đường…

K/N

Là những chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên Là những chất do 2 hay nhiều nguyên tố hoá học cấu tạo nên

Phân loại

Gồm 2 loại: Kim loại và phi kim. Gồm 2 loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ

Phân tử

(hạt đại diện)

– Gồm 1 nguyên tử: kim loại và phi kim rắn

– Gồm các nguyên tử cùng loại: Phi kim lỏng và khí

– Gồm các nguyên tử khác loại thuộc các nguyên tố hoá học khác nhau

CTHH

– Kim loại và phi kim rắn:

CTHH º KHHH                 (A)

– Phi kim lỏng và khí:

CTHH = KHHH + chỉ số    (Ax)

CTHH = KHHH của các nguyên tố + các chỉ số tương ứng

AxBy 

So sánh nguyên tử và phân tử

nguyên tử

phân tử

Định nghĩa

Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất Là hạt vô cùng nhỏ, đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất

Sự biến đổi trong phản ứng hoá học.

Nguyên tử được bảo toàn trong các phản ứng hoá học. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác

Khối lượng

Nguyên tử khối (NTK) cho biết độ nặng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử và là đại lượng đặc trưng cho mỗi nguyên tố

NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon

Phân tử khối (PTK) là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị Cacbon

PTK = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Khoanh tròn vào chữ cái  trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?

A. Fe(NO3), NO, C, S       B. Mg, K, S, C, N2            

C. Fe, NO2  , H2O                     D. Cu(NO3)2, KCl, HCl

Câu 2:Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất là

A. 4                    B. 3                      C. 5                           D. 6

Câu 3: Để trở thành phân tử của hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử liên kết với nhau:

A. một loại nguyên tử.             B. hai loại nguyên tử.

C. ba loại nguyên tử.               D. bốn loại nguyên tử.

Câu 4:Phân tử khối của CH4, Mg(OH)2, KCl lần lượt là:

A. 16 đvC, 74,5 đvC, 58 đvC                         B. 74,5 đvC, 58 đvC, 16 đvC

C. 17 đvC, 58 đvC, 74,5 đvC                         D. 16 đvC, 58 đvC, 74,5 đvC

Đáp án: D

Câu 5: Hợp chất gồm 2 nguyên tử X, 1 Nguyên tử  nặng hơn phân tử hidro 31 lần. X là nguyên tố nào sau đây:

A. C                                     B. Na.                               C. N                        D. Ni

ĐÁP ÁN

1. B             2. C            3. B             4. D            5. B

Thảo luận cho bài: Đơn chất và hợp chất