Đọc thêm: Lai Tân ( Hồ Chí Minh )

 Lai Tân của Hồ Chí Minh

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài Lai Tân của Hồ Chí Minh

1. Xuất xứ:

Nằm trong tập Nhật ký trong tù, được sáng tác trong khoảng thời gian 4 tháng đầu lúc HCM bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam & giải tới giải lui ở nhiều nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây – TQ.

2.  Chủ đề:

Châm biếm, đã kích tình trạng thối nát của bọn quan lại ở TQ thời Tưởng Giới Thạch.

3 CÂU ĐẦU: Nêu lên 3 nhân vật có quyền hành và 3 hành động quen thuộc của họ

► CÂU 1: Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ

– Câu thơ cho biết công việc hàng ngày của ban trưởng là đánh bạc. Tác giả biết được điều này vì y đánh bạc ngay trong tù, đánh bạc với tù nhân một cách công khai.

– Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đối lập và khai thác mâu thuẫn để trực tiếp đã kích ban trưởng của nhà lao:

+ Ban trưởng là người đứng đầu nhà giam – một nhân vật cỡ lớn trong nhà tù, có trách nhiệm giám sát, góp phần cải tạo tù nhân. Trong nhà tù cũng đang giam giữ một số tội nhân can tội đánh bạc.

+ Nhưng ban trưởng nhà lao lại chuyên đánh bạc, đánh bạc một cách công khai mỗi ngày.

→ Qua đây, câu thơ toát ý nghiac châm biếm, mỉa mai, đã cho ta thấy một sự thật trớ trêu, cười ra nước mắt, không còn gì là công lí. Ban trưởng nhà lao đã biến nhà tù thành xòng bạc, biến nơi thực thi pháp luật thành nơ thủ tiêu pháp luật.

 Lai Tân của Hồ Chí Minh

 Lai Tân của Hồ Chí Minh

► CÂU 2: Cảnh trưởng thư, thôn giải phạm tiền

– Câu thơ lại cho thấy một sự thật đắng cay trong nhà tù. Tác giả đã không hề né tránh mà chỉa thẳng mũi dùi châm biếm đã kích vào đối tượng. Trong nguyên tác, HCM đã nói rõ ràng cụ thể, cảnh trưởng tham lam lấy tiền của tội nhân lúc dẫn giải.

– Cảnh trưởng là một nhân vật quyền thế giống như Cảnh sát trưởng, là nhân vật chuyên trấn át tội phạm, góp phần cải tạo con người, nhưng lại đi phạm tội & lộ rõ bản chất tham lam, tham nhũng. Càng trớ trêu thiny lại đi tham lam nhũng nhiễu phạm nhân & thử hỏi, nếu phạm nhân không có tiền thì sẽ khốn khổ đến dường nào!

► CÂU 3: Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự

– Câu thơ mở ra một ý mới, nói tới một nhân vật có quyền cao hơn ở ngoài phạm vi nhà giam, là người đứng đầu của huyện Lai Tân.

– Câu thơ không khỏi làm người đọc băn khoăn:

+ Phải chăng đây là một vị quan tốt, một vị quan mẫu cán biết lo cho nước cho dân. Không mắc phải những tật xấu, không dính đến những tội lỗi nhu bản trưởng, cảnh trưởng.

+ Nhưng đặt câu thơ trong mạch thơ của toàn bài ta phát hiện ý châm biếm mỉa mai hết sức sâu cay. Nếu đây là một vị quan tốt, biết lo cho nước cho dân, làm việc không quản ngày đêm thì TẠI SAO dưới quyền ông lại có những thuộc hạ mắc nhiều nhược điểm xấu xa?! Vậy y chông đèn làm công việc gì? Phải chăng là đê hút thuốc phiện?

► CÂU 4 (câu kết): Lai Tân y cựu thái bình thiên

– Theo logic người đọc chờ đợi ở câu kết một lời mỉa mai châm biếm, tố cáo mạnh mẽ mẽ lên án quyết liệt tình trạng thối nát của bọn quan lại ở Lai Tân, nhưng HCM lại hạ 1 câu thơ có vẻ hờ hững, dững dưng vô cảm. Tuy nhiên câu kết là đòn đánh rất hiểm mà trong văn chương xưa gọi là “tiền văn không đoán được hậu văn”.

Câu thơ tuy nhẹ nhàng nhưng sức đã kích thật quyết liệt, nó cho thấy trình trạng thối nát của bọ quan lại ở Lai Tân diễn ra hết sức bình thường, không có gì là đặc biệt, là bất ngờ, không phải là chuyện của thời loạn. Tình hình của bọn quan lại ở Lai Tân xưa nay vẫn thế, cái guồng máy chính vẫn cứ thế mà vận hành. Ban trưởng cứ ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng cứ ăn tiền của dân lúc dẫn giải, huyện trưởng cứ đêm đêm hút thuốc phiện.

– Chữ “thái bình” là nhãn tự, là thi nhãn, chữ thái bình hạ xuống một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng có sức mạnh đã kích lớn, nó cho thấy sự thái bình giả dối ở TQ thời Tưởng Giới Thạch. Thực chất là đại loạn từ bên trong, đây chỉ có thể là thái bình đối với bọn quan lại, chứ không thể thái bình với người dân.

– Bài thơ được sáng tác năm 1942 – lúc phát xít Nhật đang xâm lược TQ, đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy ta lại càng thấy rõ hơn thái độ vô tâm vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân. Đát nước bị chiếm đóng, đồng bào bị giết hại vậy mà trời đất Lai Tân “vẫn thái bình”.

3. Kết luận:

  • Chỉ 4 câu thơ mà bộ mặt xã hội TQ thời Tưởng Giới Thạch đã hiện lên một cách cụ thể sinh động.
  • Lai Tân là một tiếng cười đã kích của thơ HCM trong Nhật ký trong tù: Không đao to búa lớn, chỉ nhẹ nhàng mà thâm trầm sâu cay, có sức mạnh đã kích mãnh liệt nhắm thẳng vào đối tượng.

Thảo luận cho bài: Đọc thêm: Lai Tân ( Hồ Chí Minh )