Đề thi thử THPT Quốc gia THPT Yên Lạc – Đề 2
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc – Đề 2 là đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được Soanbai123.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bài trắc nghiệm này giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả.
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Hưng Nhân, Thái Bình (Lần 3)
Một sóng cơ truyền từ M đến N, biết khoảng cách MN = λ/4 tính theo phương truyền sóng, độ lệch pha giữa hai điểm là:
Sóng dừng tạo trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài ℓ với hai đầu cố định. Người ta thấy trên dây có những điểm dao động cách nhau ℓ1 thì dao động với biên độ a1, người ta lại thấy những điểm cứ cách nhau một khoảng ℓ2 thì các điểm đó có cùng biên độ a2 (a2> a1). Ta có:
Trên mặt chất lỏng tại hai điểm A, B cách nhau 17cm có hai nguồn kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: uA = uB = 2cos(50πt)cm (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,0m/s. Trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực tiểu. Khoảng cách MA nhỏ nhất bằng
Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Người ta đo được độ giảm biên độ sau hai chu kỳ là 10%. Tính độ giảm cơ năng trong thời gian đó.
Một vật khối lượng 100g dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(4t – π/4)(cm;s). Hợp lực tác dụng vào vật tại vị trí biên có độ lớn:
Chất điểm dao động điều hòa trên đoạn MN = 4 cm, với chu kì T = 2 s, pha ban đầu -2π/3. Phương trình dao động là:
Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, âm lượng của còi điện lắp trên ô tô đo ở độ cao 1,2 m và cách đầu xe 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay đầu xe ở độ cao 1,2m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ô tô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu xe 30 m, ở độ cao 1,2m thì thu được âm lượng của ô tô 1 là 85dB và ô tô 2 là 91dB. Âm lượng của còi điện trên xe ô tô nào đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải?
Dao động của con lắc đơn được xem là dao động điều hoà khi:
Một sóng truyền trong phương ngang AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng được biểu diễn như trên hình bên. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Sau thời điểm này T/2 (T là chu kì dao động của sóng) thì điểm N đang
Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp S1 và S2, cách nhau một khoảng 13 cm, đều dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u = acos(50πt) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,2 m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Khoảng cách ngắn nhất từ nguồn S1 đến điểm M nằm trên đường trung trực của S1S2 mà phân tử tại M dao động ngược pha với các nguồn là
Một con lắc đơn dài l = 1,6m dao động điều hòa với biên độ 16cm. Biên độ góc của dao động bằng
Trên dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng giữa nút và bụng cạnh nhau là 6cm. Tốc độ truyền sóng trên dây 1,2 m/s, biên độ dao động tại bụng là 4cm. Gọi N là một nút. P, Q là hai điểm trên dây có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 15cm và 16cm và ở hai bên của N. Tại thời điểm t, P có li độ √2 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất ∆t thì Q có li độ 3cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Tìm ∆t.
Cho hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình lần lượt là x1 = 4cos(πt – π/6) cm và x2 = 4cos(πt – π/2) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, đầu trên cố định đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m. Điểm cố định cách mặt đất 2,5 m. Ở thời điểm ban đầu đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc a = 0,09 rad, rồi thả nhẹ khi con lắc vừa qua vị trí cân bằng thì sợi dây bị đứt. Bỏ qua mọi sức cản, lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của vật nặng ở thời điểm t = 0,05 s có giá trị gần bằng:
Hai nguồn phát sóng A, B trên mặt nước dao động điều hoà với tần số 15 Hz, cùng pha.Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn đoạn d1 = 14,5 cm và d2 = 17,5 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác.Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
Đề thi thử THPT Quốc gia THPT Yên Lạc – Đề 2
Ở một thời điểm, li độ của một vật dao động điều hòa bằng 60% của biên độ dao động thì tỉ số của cơ năng và thế năng của vật là
Hai chất điểm dao động trên hai phương song song với nhau và cùng vuông góc với trục Ox nằm ngang. Vị trí cân bằng của chúng nằm trên Ox và cách nhau 10 cm, phương trình dao động của chúng lần lượt là: y1 = 8cos(7πt – π/12); y2 = 6cos(7πt + π/4) cm. Khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây:
Chọn câu sai khi nói về sóng siêu âm:
Đề thi thử THPT Quốc gia THPT Yên Lạc – Đề 2
Một vật dao động điều hòa với tần số f = 2 Hz. Chu kì dao động của vật này là
Cho các kết luận sau về sóng âm:
1. Sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).
2. Sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng ngang.
3. Trong mỗi môi trường, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.
4. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặc trưng vật lý của âm; Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.
5. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; Âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.
6. Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.
Số kết luận không đúng là
Đáp án:
- B
- D
- D
- A
- A
- B
- A
- D
- A
- D
- C
- A
- B
- C
- B
- B
- D
- C
- B
- C