Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Ngữ Văn

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Ngữ Văn

Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ng

I.   HƯỚNG DẪN CHUNG

1.   Những nội dung cần chú ý

Ôn lại những nội dung đã được hướng dẫn ôn tập ở cuối học kì I.

Chú trọng ôn tập các nội dung sau đây ở học kì II:

a)  Về phần Văn

  • Phần văn học Việt Nam: Vợ nhặt; Vợ chồng A Phủ; Rừng xà nu; Những đứa con trong gia đình; Chiếc thuyền ngoài xa; Hồn Trương Ba, da hàng thịt và một số văn bản nhật dụng.
  • Phần văn học nước ngoài: Thuốc, Số phận con người, Ông già và biển cả.
  • Lí luận văn học.

b)  Về phần Tiếng Việt: Nhân vật giao tiếp, Thực hành về hàm ý, Phong cách ngôn ngữ hành chính.

c)   Về phần Làm văn: Mở bài và kết bài, Hành văn trong văn nghị luận, Phát biểu tự do và các bài làm văn số 5 và số 6.

2.   Cách ôn tập và làm bài

(Tham khảo phần Hướng dẫn chung ở bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I).

II. ĐỀ THAM KHẢO ĐỂ LUYỆN TẬP

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)

1.   Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện nội dung nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt?

A.  Niềm khát khao tổ ấm gia đình

B.  Tình thương yêu giữa những người nghèo khổ

C. Một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo

D. Số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

2.   Nhận xét nào sau đây chưa nêu đầy đủ chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?

A.  Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân kể về người Vợ nhặt được của anh Tràng

B.  Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân không chỉ miêu tả số phận bi thương của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định sức sống kì diệu của họ

C. Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân thể hiện niềm khát khao về tổ ấm gia đình và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người nông dân trước Cách mạng

D. Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân miêu tả số phận bi thương của người nông dân trong nạn đói năm 1945

3.   Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ thể hiện ở phương diện nào?

A.  Khắc họa tâm lí nhân vật và tạo màu sắc dân tộc đậm đà

B,  Khắc họa tâm lí nhân vật, xây dựng tình huống truyện

C. Xây dựng tình huống truyện và khắc họa tính cách nhân vật

D. Tạo màu sắc dân tộc đậm đà và xây dựng tình huống truyện

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Ngữ Văn

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Ngữ Văn

4.   Chất sử thi trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành thể hiện ở những yếu tố nào?

A.  Ca ngợi con người anh hùng

B.  Miêu tả thiên nhiên hùng vĩ

C. Xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ

D. Lựa chọn chủ đề, xây dựng cốt truyện và nhân vật, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ

5.   Nhận định: “Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu chia làm hai giai đoạn với hai thiên hướng rõ rệt: trữ tình lãng mạn và cảm hứng về thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học”. Đúng hay sai?

A. Đúng                                                    B. Sai

6.   Hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa tượng trưng gì?

A.  Sức sống tuyệt vời của thiên nhiên Việt Nam

B.  Cuộc đấu tranh bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộcTây Nguyên

C. Sự bất lực của bom đạn đế quốc Mĩ

D. Sức sống và phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên.

7.   Tác giả Ông già và biển cả là ai?

A. Mác Tu-ên            B.Hê-ming-uê

C. Giắc Lân-đơn       D. Ô Hen-ri

8.   Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở những phương diện nào?

A.  Chuẩn mực trong việc dùng từ, đặt câu và dựng đoạn

B.  Không dùng nhiều từ vay mượn, cách diễn đạt không quen thuộc

với tiếng Việt

C. Biểu hiện nội dung tư tưởng, tình cảm một cách sáng rõ và mạch lạc

D. Tính chuẩn mực, không lai căng pha tạp, tính lịch sự văn hóa trong lời nói, sự sáng rõ, mạch lạc trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng, tình cảm

9.   Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về diễn đạt?

Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuấthiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

A.  Dùng từ chính xác, độc đáo; viết văn giàu hình ảnh

B.  Viết văn giàu hình ảnh, sử dụng phép liệt kê

C. Dùng từ chính xác, độc đáo; sử dụng phép liệt kê, phép điệp từ, điệp cấu trúc

D. Sử dụng phép điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê.

10. Đoạn văn sau đây sử dụng phép tu từ nào?

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

A. Lặp cú pháp, liệt kê              B. Lặp cú pháp, chêm xen

C. Liệt kê, chêm xen                  D. Sử dụng nhiều kiểu câu, liệt kê

11. Đọc đoạn trích sau và cho biết tại sao lập luận đưa ra lại bị phe đối lập bác lại?

Dựa vào số liệu thống kê từ năm 1945 đến nay, mỗi ngày có 12 cuộc chiến xảy ra, bao gồm các cuộc chiến tranh quốc tế hay nội chiến nhỏ. Xin hỏi mọi người, đó là trạng thái hòa bình hay chăng?

Bên đối lập đã bác lại:

Từ năm 1945 đến nay, mỗi ngày nổ ra 12 cuộc chiến tranh. Con số này nêu ra không chính xác. Sự thật là những năm 60, tổng cộng đã nổ ra khoảng 30 cuộc chiến, còn đến năm 80 thì cả thảy nổ ra chưa đến 10 cuộc. Điều này chẳng nói lên một xu thế hòa bình hay sao?

A. Luận cứ không đầy đủ          B. Luận cứ không chính xác

C. Luận cứ không tiêu biểu       D. Luận cứ mâu thuẫn

12. Lập luận sau mắc lỗi gì?

Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh Cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà Cu Tí chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.

A. Luận cứ không tiêu biểu            B. Kết luận không rõ ràng

C. Luận cứ mâu thuẫn                      D. Luận cứ không phù hợp với kết luận

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

(Chọn một trong hai đề)

Để 1:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. (2 điểm)

2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (5 điểm)

Đề 2:

1.   Giới thiệu khái quát về tác giả Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả. (2 điểm)

2.   “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó. (5 điểm)

Thảo luận cho bài: Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Ngữ Văn