Chương III: Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn
Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.
1/ Các dạng cân bằng của vật rắn:
một thanh đồng chất có thể quay quanh trục cố định đi qua tâm O. Trong trường hợp a khi tác dụng một lực F làm vật rắn lệch khỏi vị trí cân bằng ban đầu một góc α sau khi ngừng tác dụng lực một khoảng thời gian nó sẽ trở lại trạng thái cân bằng ban đầu, trường hợp b tương tự nhưng nó không thể trở lại trạng thái cân bằng ban đầu, trường hợp c đặt vật trong mặt phẳng ngang và quay thì tùy thuộc vào độ lớn của lực tác dụng nó sẽ có các vị trí cân bằng khác nhau sau mỗi lần quay.
Cân bằng bền: nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài gọi là cân bằng bền (ví dụ hình a)
Cân bằng không bền: đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu gọi là cân bằng không bền (ví dụ hình b)
Cân bằng phiếm định: sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới được gọi là cân bằng phiếm định (ví dụ hình c)
2/ Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực
Thực nghiệm chứng tỏ rằng trong quá trình điểm đặt của lực dời đến điểm A, B (bất kỳ trên giá của lực) khi đó tác dụng của lực →F1F1→; →F2F2→ lên vật rắn không đổi
3/ Dây dọi-ứng dụng điều kiện bằng của vật rắn.
Trong thực tế người ta sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng hoặc trọng tâm của một vật mỏng phẳng.
4/ Trọng tâm của vật rắn, cách xác định trọng tâm của các vật mỏng phẳng.
trọng tâm G của một số vật rắn đồng chất mỏng phẳng có dạng hình học đối xứng[/caption]
sử dụng dây dọi để xác định trọng tâm G của vật rắn đồng chất mỏng phẳng bằng cách treo vào các điểm khác nhau trên vật rắn sau đó vẽ lại phương của dây dọi, giao điểm của các đường đánh dấu là trọng tâm của vật rắn mỏng phẳng
5/ Mức vững vàng và điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.
Khi trọng lực P có giá đi qua mặt chân đế AB thì vật còn giữ được trạng thái cân bằng (hình a), khi trọng lực P có giá đi qua điểm B một phần rất nhỏ của mặt chân đế nó có nguy cơ bị đổ nghiêng bởi một lực rất nhỏ (hình b), khi trọng lực có giá không đi qua mặt chân đế AB vật sẽ bị đổ (hình c)