Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực

Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực

Chương II: Lực hấp dẫn là gì? Định luật vạn vật hấp dẫn

Định luật III Newton: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và điểm đặt vào hai vật khác nhau.

Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực

Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực

1/ Định luật III Newton

Quan sát thí nghiệm vật lý trên ta nhận thấy rằng khi xe A chuyển động đến va chạm với vật B (tác dụng lực lên vật B) sau đó xe A đổi hướng chuyển động ngược trở lại, điều này chứng tỏ có một lực từ vật B tác dụng trở lại xe A làm đổi chiều chuyển động của xe A.
Kết luận: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực, hai lực này cùng phương ngược chiều nhau.
Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt phẳng nằm ngang, nếu sau khi va chạm với vật B, xe A trở lại được vị trí ban đầu xuất phát thì chứng tỏ độ lớn lực từ vật B tác dụng lên vật A là cân bằng nhau.
Thực nghiệm đã chứng minh những điều trên là đúng.

So sánh khái niệm hai lực trực đối và hai lực cân bằn
Định luật III Newton, Lực và phản lực
Định luật III Newton, Lực và phản lực

Bác nông dân, xe bò kéo và định luật III Newton​

Vào một ngày đẹp trời, sau khi học xong bài định luật III Newton, một anh nông dân may mắn gặp được Newton và nói: Thưa ông Newton theo định luật III của ông thì con bò của tôi kéo xe bằng với lực của xe kéo con bò, vậy tại sao xe của tôi có thể chuyển động về phía con bò, định luật III Newton của ông chắc là sai rồi.

2/ Khái niệm lực tác dụng và phản lực:
Biểu thức của định luật III Newton:

F12=F21F12→=−F21→

chọn hệ quy chiếu gắn với vật 1 thì F12 là lực tác dụng còn F21 là phản lực và ngược lại.
Đặc điểm của lực tác dụng dụng và phản lực

  • Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời
  • Lực và phản lực là hai lực trực đối

3/ Ví dụ về lực và phản lực.
Một vật nằm yên trên mặt phẳng ngang: lực nén lên mặt phẳng ngang gọi là áp lực N’ có phương chiều như hình vẽ, phản lực của mặt phẳng ngang tác dụng ngược lại vật một lực gọi là N
Định luật III Newton, Lực và phản lực
về mặt độ lớn N’=N=trọng lực P. Ta có N và N’ là hai lực trực đối vì đặt vào hai vật khác nhau, nhưng N và P là hai lực cân bằng vì cùng tác dụng vào một vật.
Trong các bài toán sau này người ta thường làm tắt, khi một vật đặt trên mặt phẳng ngang ta có biểu thức véc tơ: N+P=0N→+P→=0 và coi N là độ lớn của áp lực.
Định luật III Newton, Lực và phản lực
giải thích cách con người bước đi bằng định luật III Newton
Cách con người bước đi: chân trước bước về phía trước làm trụ đồng thời chân sau tác dụng một lực F về phía sau, phản lực N của mặt sàn lên chân sẽ đẩy người tiến về phía trước. Trong trường hợp mặt phẳng không đủ cứng (bùn, cát …) lực tác dụng của chân lên mặt sàn sẽ làm biến dạng bề mặt sàn và chân người sẽ bị lún sâu vào trong bề mặt đó đồng thời phản lực rất nhỏ gần như là không có, chính vì vậy mà ta có thể bị lún hoặc bước đi rất khó khăn.

Thảo luận cho bài: Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực