Chương II: Định luật II Newton, khái niệm mức quán tính
Chương II: Chuyển động ném xiên, chuyển động ném ngang
Định luật II Newton: nếu một vật chịu tác dụng của một lực làm thay đổi vận tốc của vật thì véc tơ gia tốc luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật, độ lớn gia tốc sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
1/ Định luật II Newton:
Theo định luật I Newton một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc hợp lực tác dụng vào nó bằng 0. Điều này có nghĩa là muốn thay đổi trạng thái ban đầu của vật (thay đổi vận tốc của vật) cần phải có lực tác dụng vào.
=> tốc độ biến thiên vận tốc của vật trong khoảng thời gian Δt là v−vot−tov−vot−to = gia tốc a của vật.
Nhận xét:
- Nếu lực kéo F tăng lên (lực kéo của con ngựa khỏe hơn) và khối lượng của vật giảm => vật sẽ thay đổi vận tốc nhanh hơn và ngược lại => gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực kéo F
- Nếu lực kéo F tác dụng vào vật không đổi và khối lượng của vật tăng thì vật sẽ khó chuyển động hơn và ngược lại => gia tốc của vật tỉ lệ nghịch với khối lượng.
- Vật chuyển động theo hướng của lực tác dụng => véc tơ gia tốc cùng chiều với véc tơ lực tác dụng.
những nhận xét trên đã được chứng minh và tổng kết thông qua định luật II Newton
Qua định luật II Newton ta có thể kết luận: lực chính là nguyên nhân chính gây ra chuyển động của một vật.
2/ Khối lượng và mức quán tính của vật:
Một lực có độ lớn F không đổi tác dụng vào hai vật có khối lượng m1; m2 theo định luật II Newton ta có: F=m1a1=m2.a2 => nếu m1 > m2 => a1 < a2
=> một vật có khối lượng càng lớn thì với cùng một lực tác dụng có độ lớn không đổi khả năng thay đổi vận tốc của vật càng khó hay mức quán tính của vật càng lớn =>