Chương II: Định luật I Newton, quán tính, hệ qui chiếu quán tính
Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực
Định luật I Newton: một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều nếu như không có lực nào tác dụng vào vật, hoặc hợp các lực tác dụng vào vật bằng 0.
1/ Định luật I Newton:
Một tên lửa đẩy mang theo các vệ tinh nhân tạo vào không gian, khi thoát khỏi lực hút của Trái Đất, các tên lửa này tự động ngắt động cơ khi đó các vệ tinh nhân tạo sẽ tiếp tục chuyển động theo phương định sẵn mà không cần có lực nào tác động vào.
2/ Hệ quả của định luật I Newton khái niệm quán tính:
Giải thích hiện tượng trên: khi xe đang chuyển động đều chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất thì người cũng đang chuyển động đều cùng vận tốc với xe. Chiều của véc tơ vận tốc cùng hướng với chuyển động của xe về phía trước. Khi xe hãm phanh đột ngột, do quán tính hướng của vận tốc được bảo toàn nên người sẽ bị ngã về phía trước.
Vào một ngày đẹp trời, một anh nông dân quyết định bỏ tất cả các công việc của mình lại và quyết định đi vòng quanh thế giới, anh mua một kinh khí cầu. Anh đã biết rằng Trái Đất tự quay quanh mình nó nên anh chỉ việc cho khí cầu bay lên một độ cao h rồi đợi Trái Đất quay thế là anh có thể đi đến bất kỳ đâu anh muốn. Trái Đất quay quanh mình nó mất khoảng thời gian 1 ngày (tương đương với tốc độ khoảng 1.674,4 km/h). Hỏi anh nông dân có thành công với kế hoạch du lịch của mình không? tại sao?
3/ Hệ quy chiếu quán tính:
Trong ví dụ về xe đang chuyển động đều đột ngột dừng lại, người lái xe sẽ bị ngã về phía trước do quán tính điều này chứng tỏ tồn tại một lực đẩy người đó về phía trước, lực này gọi là lực quán tính.