Đề bài: Thơ Nhật ki trong tù đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thể hiện sáng ngời tỉnh thần thời đại. Hãy giải thích vì sao như vậy và phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi của Bác để làm sáng tỏ hai vè đẹp đó.
DÀN BÀI CHI TIẾT
I. Mở bài
Một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Hồ Chí Mình là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ Mới ra tù, tập leo núi in cuối tập thơ Nhật hi trong tù của Bác.
II. Thân bài
A. Giải thích
1. Bác là người phương Đông, mang trong mình truyền thông phương Đông rất đậm (yêu thiện nhiên,, khoáng đạt với cái thú lâm tuyền, thú điền viên của những tâm hồn thanh khiết), lại am hiểu thơ Đường, giỏi chữ Hán, nên thơ Bác đậm đà màu sắc cổ điển giống như Đường thi, Tông thi xưa.’
2. Nhưng thơ Bác lại không phải là thơ xưa bởi Bác là một hồn thơ cách mạng mang tinh thần “thép”. Đó là chỗ khác thơ xưa, đồng thời cũng là chỗ hơn thơ xưa. Thơ Bác sáng ngời tinh thần thời đại, nó là tiếng thơ của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại.
3. Hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Bác không tách rời nhau mà kết hợp hài hòa với nhau để làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của phong cách thơ Hồ Chí Minh.
B. Chứng minh
Hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã được bộc lộ rõ trong bài thơ Mới ra tù, tập leo núi.
1. Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ: Thể hiện ở những điểm sau đây:
– Đề tài bài thơ: Lên núi, nhớ bạn (đăng sơn, ức hữu) là hai đề tài phổ biên và ưa thích của thơ ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Hai đề tài ấy đều có ở bài thơ này đăng sơn”, “ức cố nhân”).
– Điển nhìn thiên nhiên: nhìn từ cao, từ xa, bao quát cả một không gian rộng lớn, gồm cả trời mây, non nước.
– Bút pháp miêu tả thiên nhiên phóng bút ghi bằng vài nét chấm phá vẻ đẹp tiêu biểu và linh hồn của tạo vật. Một nét vẽ mây và núi, gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi cao một nét vẽ dòng sông trắng xóa chảy dưới chân núi, phản chiếu ánh trời như một tấm gượng phẳng và sáng trong. Hai nét vẽ cân đôi hài hòa gồm được cả cao sơn lưu thủy. Bức tranh thiên nhiên ở đấy đẹp như những bức tranh thiên nhiên trong thợ xưa.
. – Nhân vật trữ tình: Màu sắc cổ điển còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình với phong thái ung dung nhàn tản đi giữa trời mây non nước, phong thái một nhà hiền triết thời xưa, gợi nhớ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân am:
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
2. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ Bài thơ sáng ngời tinh thần thời đại, thể hiện ở những điểm sau đây:
a) Lòng yêu nước thiết tha và tâm hồn sáng trong của nhà thơ:
– Bài thơ được gửi về nước kèm mấy chữ Vắn tắt: “Ớ bên này bình yên”. Ý nghĩa ngụ ý nhắn tin ấy đã nói lên lòng yêu nước, mong mỏi được về ngay với các đồng chí để tiếp tục hoạt động cách mạng của Bác.
– Lòng yêu nước và tâm hồn sáng trong của Bác còn được bộc lộ rất rõ trong hình ảnh thơ: ”Lòng sông gương sáng bụi không mờ’\ vẻ đẹp trong sáng của dòng sông phản chiếu ánh trời hay phản chiếu tâm hồn của nhà thơ: trải bao ngày tháng bị đày ải trong tù, lương tâm cách mạng của Hồ Chí Minh vần sáng như gương không chút bụi. Từ đổ, tá hiểu hai câu thơ “Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh – Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa” đâu phải chỉ là chuyện “đăng sơn ức hữu ’ chung chung nào, mà là nỗi lòng canh cánh ngóng trông về Tổ quốc, nóng lòng mong mỏi được bay về với đổng bào đồng chí ở phía trờ ỉ Nam. Đây không phải tâm hồn của một ẩn sĩ mà của một chiến sĩ.
b) Tinh thần thép của nhà thơ:
– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ cho ta biết Bác Hồ leo núi đâu phải để du ngoạn. Đây là cả một cuộc luyện tập vất vả-gian nan, nặng nhọc lê đi từng bước, thân hình tiều tụy. Vậy mà hình ảnh trong thờ thật là ung dung, thanh thản, giông như một nhà hiền triết đang du ngoạn trên sườn non, giữa trời mây cao rộng (Bồi hồi dạo bước… nhớ bạn xưa). Đấy là hình ảnh tinh thần của Hồ Chí Minh, con người tinh thần vượt hận lên trên mọi đau đớn thể chất. Mới biết cái phong độ ung dung kia thể hiện cả một nghị lực phi thường, một tinh thần “thép” vĩ đại.
III. Kết bài
– Bài thơ đẹp bởi sắc màu cổ điển khiến nó giống một bài Đường thi xưa. Nó lại càng đẹp hơn bởi tinh thần thời đại – và đây là điều mà thơ xưa không có.
“ Nhưng đẹp nhất là sự kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp đó trong hình tượng thơ để làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của phong cách thơ Hồ Chí Minh.